Wednesday, August 1, 2012

Helmut Lang-Does fashion like an Artist




Thời trang thật kì diệu! Kì diệu khi mà dường như ai cũng có thể làm thời trang nhưng đồng thời không phải ai cũng làm thời trang được. Giorgio Armani từng theo Y học, Rek Kawakubo chưa từng học gì về cắt may hay thời trang trước khi Commes de Garcons ra đời, Vivienne Westwood từng là giáo viên tiểu học... Nhưng mối nhân duyên với thời trang đến với họ thật tình cờ, và những sự phi thường lại xuất phát từ những thiếu sót, cọc cạch đó.

Nếu bạn là một người yêu thích thời trang từ thập niên 90 thì chắc hẳn không lại gì với cái tên Helmut Lang. Nói thật tôi chả biết gì về Helmut Lang ngoài việc ông ta không còn làm thời trang nữa cả. Tôi chỉ mới tìm hiểu về Lang mới hôm qua, sau khi xem một phân cảnh từ một bộ phim của những năm 90, khi nữ diễn viên bước xuống taxi ở NY, và trên taxi có gắn quảng cáo thương hiệu Helmut Lang. Có vẻ kì cục nhưng mà phân cảnh đó thôi thúc tôi tìm hiểu về cái tên này. Rất khó để tìm thông tin về một NTK cũ, lại mất tích khá lâu. Hơn nữa nếu không theo dõi công việc của ông lúc bấy giờ nên việc cảm nhận chúng cũng là một thử thách.

Công việc đầu tiên của Helmut Lang là một nghệ sĩ điêu khắc. Nhưng trái ngược với cội nguồn của mình, nếu Vienne là thánh địa của nghệ thuật và kiến trúc cổ thì Lang lại đi theo con đường nghệ thuật hiện đại. Mối duyên đến với thời trang cũng thật tình cờ. Với lí do không thể tìm được một chiếc t-shirt ưng ý, Lang bắt đầu tìm hiểu về thời trang. Chính vì tự tìm tòi và học hỏi, không bị gò bó bởi bất cứ một quy tắc cắt may hay thiết kế nào mà những thiết kế của Lang trở nên tân tiến, phi thường so với thời trang bấy giờ( và là nguồn cảm hứng cho sau này).

 Một tác phẩm của Lang tại nhà riêng của mình

Ở Helmut Lang là một sự kết hợp hài hòa giữa Minimalism, avant-garde. Kiểu dáng của những thiết kế của Lang được cải tiến theo từng mùa, chưa kể kĩ thuật cắt may hoàn hảo và cẩn trọng đáng kinh ngạc. Trắng, đen và tông màu xám à những màu sắc mà Lang ưa thích, thể hiện sự ảm đạm u uất trong kiến trúc Vienne. Nhưng cũng không thể quên đi một phần rất quan trọng đó là chất liệu. Không chỉ có những tiến bộ vượt bậc trong thiết kế mà chất liệu sử dụng cũng rất mới mẻ và thú vị. Áo thun dệt bằng sợi nhựa PVC, quần phát quang, váy bằng giấy hay cho ra mắt những chất liệu mới cực bóng, hay kĩ thuật dệt kim nhiều lớp vải xuyên thấu... Không ngạc nhiên những sản phẩm có mác Helmut Lang lại được ưa chuộng mặc dù tag giá trên trời.


Nhưng một khi một thương hiệu phát triển, đồng nghĩa nó phải đối mặt với một số phận đó là bị mua lại bởi một đại gia thời trang nào đó. Năm 1999, Prada chính thức trở thành chủ sở hữu của thương hiệu Helmut Lang, nắm 51% cổ phần của thương hiệu. Nhưng với bản tánh làm việc của người nghệ sĩ, không chịu gò bó trong khuôn phép và luật lệ, không thích làm việc dưới sự chỉ đạo của một ai đó, năm 2005, Helmut Lang rời bỏ thế giới thời trang hoa lệ nhưng cũng đầy vô lí.




 Một buổi triển lãm các thiết kế của Lang tại bảo tàng

Sau khi rời bỏ thời trang, Helmut Lang trở về với công việc là một nghệ sĩ tạo hình. Cho đến nay vẫn không có dấu hiệu nào cho thấy sự tái xuất của Lang, chắc bởi lẽ thời trang hiện nay đã đi quá xa so với những gì nó có thể tiến đến. Mặc dù không còn làm thời trang nữa, nhưng Helmut Lang vẫn được ngưỡng mộ với danh nghĩa một nghệ sĩ làm thời trang.
Một thiết kế của Lang năm 1998

No comments:

Post a Comment