Saturday, August 11, 2012

Just another day in the future, there's nothing calls Couture.


Lời sấm truyền Haute couture(HC) sẽ biến mất trong tương lai đã được dự báo từ rất lâu. Càng ngày, người ta càng thấy nghệ thuật chế tác hàng cao cấp này đang hấp hối. Nguyên nhân do đâu?

HC căn bản được hiểu là những trang phục váy áo được thực hiện bởi các nghệ nhân, tên tuổi lớn trong nghành thời trang thực hiện theo yêu cầu của những khách hàng đặc biệt. Bởi vì nó được thực hiện thủ công 100%, với nguyên liệu mắc tiền( trừ vài nghệ sĩ sử dụng rác thải), bởi những cái tên trứ danh cho nên giá cả của nó không hề rẻ.

Tuy nhiên, cũng được thực hiện bằng tay bởi những người thợ lành nghề, và những nguyên liệu khan hiếm, trang sức, thậm chí đồng ồ, điện thoại cũng được xem là HC. Tuy nhiên, tôi xin gộp chung những thứ mĩ miều đó lại thành xa xỉ phẩm( trang phục Ready to wear đắt tiền thì vẫn không được tính nhé, trong trường hợp này).

Hình vẽ chính là điểm nhấn và cũng là chi tiết mất thời gian nhất.

Người giàu có thể sở hữu xa xỉ phẩm hay không? Tôi không chắc, nhưng tôi cược cho những người rất giàu. Trước đây, khách hàng của xa xỉ phẩm là những tỉ phú người Nga và Mĩ. Sau này, nhờ sự thịnh vượng về tài nguyên dầu khí, các đại gia Trung Đông gia nhập câu lạc bộ "nứt đố đổ vách". Gần đây, xuất hiện những người "đốt tiền hầm xương" đến từ Trung Quốc và Ấn Độ không ngại chi cả trăm ngàn dollar chỉ cho một chiếc váy dạ hội. Với lượng khách hàng như thế thì có vẻ HC sẽ được tiếp sức.
Thế nhưng, những biến động trong ngành chế tác xa xỉ phẩm như là cái chết được báo trước cho ngành công nghiệp này. 

Hội các nhà mốt HC càng ngày càng suy yếu về chất. Mặc dù lớp trẻ đang cống hiến hết mình, thế nhưng chẳng bù đắp được gì cho những mất mát to lớn. Hầu hết những cái tên lừng lẫy một thời như Pierre Cardin, Balmain, YSL, Balenciaga... và gần đây là Christian Lacroix đã không còn tham gia sân chơi mạo hiểm này nữa. Chưa kể đến những ngôi sao sáng hiện nay như Gaultier và Lagerfeld nhà Chanel đã già và sẽ nghỉ hưu sớm. Bạn sẽ phản bác lại rằng sẽ có người kế vị? Hãy nhìn Valentino hiện nay, tôi không cần nói thêm. Việc Galliano nhà Dior bị nghỉ hưu non cũng gây lo lắng, bởi cho dù gã có du côn và láo lếu đến mức nào thì cũng phải công nhận không ai "mần" couture như gã. Liệu Dior có tìm ra được nhân tài ngang sức với Galliano ? chờ xem.

Thế nhưng quy luật tre già măng mọc là lẽ dĩ nhiên. Nhưng nếu họ không thèm đếm xỉa đến thì sao? 

Một điều hiển nhiên là cho dù giỏi thế cỡ nào thì NTK không một mình thực hiện được HC mà cần có sự hỗ trợ đắc lực từ các nghệ nhân lành nghề. Đó là những người thợ chế tác kim hoàn, thợ thêu, thợ dệt, thợ vẽ... Thế như những người này đã già, và không có đủ người thay thế.

Giới trẻ hiện nay không quan tâm đến HC. Liệu một thanh niên có chịu ngồi hàng giờ cho việc kết từng hột cườm lên vải, hay dệt một mảnh ren nhỏ mà áp lực rất lớn, trong khi đồng lương kiếm ra lại không bằng chúng bạn bỏ ít thời gian và công sức hơn?Một người thợ dệt ren giỏi của Pháp cho biết để có thể bắt tay vào thực hiện một sản phẩm ren cho HC, bạn phải được huấn luyện ít nhất 7 năm. Chưa kể đến HC đỏng đảnh không thèm dùng đến máy móc hiện đại. Liệu giới trẻ có chịu làm việc với những chiếc máy già cỗi ồn ào không? Tôi từng xem một bộ phim tài liệu về việc chuẩn bị cho một BST cao cấp của Valentino, một người trong đó nói:" chúng tôi có lấy hai máy may( loại đạp chân) để thúc đẩy công việc, nhưng chúng tôi chưa hề đụng đến nó." 

Tương tự với các ngành chế tác đồng hồ và điện thoại di động cao cấp khác, ngành công nghiệp xa xỉ phẩm đang thiếu nguồn nhân lực trầm trọng, và nếu cứ tiếp tục theo đà này, Haute Couture sẽ biến mất.

No comments:

Post a Comment