Thursday, December 11, 2014

Esprit Dior Tokyo-The Past, the Present and the Future


Tokyo được chọn là địa điểm để BST pre-fall đầu tiên của Dior by Raf Simons được trình diễn. Tại sao lại là Tokyo?

Vào khoảng đầu thập niên 1950, trung tâm thương mại Daimaru nổi tiếng tại Tokyo là nơi đầu tiên của châu Á bày bán thiết kế haute couture của Christian Dior, xưởng vải Tatsumura tại Kyoto sản xuất vải cho Christian Dior, Christian Dior từng thiết kế cho công chúa Michiko trong đám cưới của bà, và Christian Dior dành cho Nhật Bản một tình yêu hay một nỗi ám ảnh với Nhật Bản. Đó là lí do vì sao giai đoạn Dior by John Galliano, cảm hứng Nhật Bản được xuất hiên rất nhiều lần và được thăng hoa.

Nhật Bản cũng là một phần quan trọng trong sự nghiệp của Raf Simons. Buyers đầu tiên trong sự nghiệp thời trang của Raf là người Nhật Bản, là lí do để Raf lấy cảm hứng từ Nhật Bản cho BST xuân hè 2015 như một sự tri ân tới khách hàng. Show diễn đánh dấu BST pre-fall của Raf cho Dior được trình diễn trên sàn diễn tại Tokyo, Nhật Bản như tình cảm đặc biệt dành cho đất nước này từ Christian Dior lẫn Raf Simons.

Tuy nhiên BST này không có Kimono, không có tranh của Kyosai mà là cảm hứng từ tương lai. Sở dĩ Raf Simons không quay ngược thời gian, chọn những giá trị văn hóa truyền thống là bởi ở thì hiện tại cũng như tương lai, Nhật Bản vẫn là một cường quốc công nghiệp thời trang, là quốc gia châu Á đầu tiên tiêu thụ hàng hiệu từ châu Âu, đồng thời là quốc gia châu Á đầu tiên xuất khẩu thời trang của mình ra thế giới. Nói một cách khác, BST này hướng đến một Nhật Bản hiện đại.

Sân khấu được thiết kế đơn giản nhưng hiện đại, trông giống như những đường kẻ ô trong bộ phim Tron. Người mẫu được tạo hình giống như nhân vật Padme Amidala trong bộ phim Star Wars. Gần như hoàn hảo. Là fan của Raf Simons, nhưng đây là BST tôi không thích nhất kể từ khi ông làm việc cho Dior.




Không hẳn là thảm họa bởi vẫn có nhiều điểm tôi đánh giá cao. Hãy chia ra làm hai phần và phần đầu tiên là HIT. Dior by Raf is always about innovation. Sự cải tiến không chỉ ở chất liệu mà còn là ở những đường cắt hiện đại, giống như trang phục của các diễn viên trong phim khoa học viễn tưởng. Phần trang phục bó sát được kết kín kim sa lấp lánh được xem là nét đặc trưng của BST này. Tôi đặc biệt chú ý hai thiết kế váy chữ A gợi nhớ thiết kế trứ danh của Paco Rabanne, chỉ có điều thay vì ghép bằng kim loại, Raf Simons ghép bằng nhiều mảng vuông dệt kim công phu. Đặc biệt ở vài thiết kế cuối cùng, trang phục dệt kim với họa tiết Nordic lại được tạo hình từ kim sa, mang lại một cái nhìn mới hay như chúng ta thường nói "nhìn vậy mà không phải vậy".



Monday, October 20, 2014

Yohji Yamamoto+A.F. Vandevorst: The lost armies

Yohji Yamamoto & A.F. Vandevorst x ??? 
Artwork by me

Năm 2014 quả là một năm đầy biến động và nhiều sự kiện của toàn thế giới mà trong đó, các sự kiện về máy bay rơi có lẽ là thương tâm nhất. Tôi không dám chắc chắn 100% nhưng thật trùng hợp khi cách đây không lâu, tại tuần lễ thời trang Paris có hai BST đem đến cho tôi một giả thiết, một câu truyện mang tính viễn tưởng đầy trùng hợp. Biết sao được, hãy đổ lỗi cho tâm hồn bay bổng hay nghĩ ngợi của tôi.

Trước tiên, xin phép cho tôi được kể về câu truyện trong trí tưởng tượng của mình. Có một chiếc phi cơ quân đội bị mất tích tại một vùng rừng nhiệt đới chưa ai biết đến. Trên phi cơ có hai binh đoàn đó là Yohji Yamamoto và A.F. Vandevorst. Cho đến nay người ta vẫn chưa tìm thấy tung tích của chiếc phi cơ cũng như những binh sĩ trên đó. Nghe có vẻ "Robinson Crusoe-ish" hay "Lost-ish" nhỉ.


Trước tiên hãy nói về "binh đoàn" của Yohji Yamamoto. Với BST này ông cho ta nhiều hơn là những bộ quần áo khó hiểu. Dễ thấy đây là một BST khoe nhiều da của Yohji. Cùng với những trang phục khoác rộng để lộ phần vai, áo hai dây trễ, hay những sợi dây cột dở dang tạo nên một sự tưởng tượng rất sexy về cơ thể người phụ nữ. Mặc dù thông điệp về nhục dục hiện diện một cách rõ ràng như vậy, nhưng không hề có một sự thô tục nào cả, mà thay vào đó là cảm giác cởi bỏ những rào cản trói buộc người phụ nữ. Yohji nói rằng ông rất muốn phá vỡ những rào cản này từ lâu. Vẻ khiêu gợi trong BST này chỉ vừa đủ, không quá ít cũng không quá nhiều. Cũng giống như Giorgio Armani từng nói, "Không phải cứ khoe càng nhiều da thì càng sexy". Yohji Yamamoto cũng đem đến thông điệp tương tự:"Khoe dáng ngọc là một việc tinh tế. Nếu bạn khoe quá nhiều thì sẽ chẳng còn gì nữa."



Saturday, September 27, 2014

Rick Owens spring 2015-Softcore and Hardcore


Rick Owens từng nói, hễ người ta nói về những luật lệ thì ông lại muốn phá vỡ chúng. Luôn có hơn một con đường trong mọi thứ và Rick chọn con đường ít người đi nhất. Nói đến cấu trúc trong thời trang, chúng ta thường thấy những thiết kế tôn trọng đường nét cơ thể, nhưng những thiết kế của Rick Owens lại trông giống một công trình kiến trúc, hay một bức phù điêu đương đại được dựng nên bằng vải vóc hơn.

BST xuân hè 2015 của nữ giới được xem là màn II của vở ballet "The afternoon of Faun" trong BST menswear vừa trình diễn cách đây không lâu. "Primal urgings in a setting of rigid discipline", tạm dịch là "Sự thôi thúc nguyên thủy trong bối cảnh của quy củ khắt khe ( hoặc cứng nhắc theo cả hai nghĩa) là thông điệp chính của BST này. Có vẻ thông điệp có ý nghĩa hơn khi chúng ta được biết ý tưởng của Rick là về nhân vật Faun rượt đuổi những nữ thần và thủ dâm với dải lụa trên người một nữ thần.

Tuy nhiên đó là phần mĩ học vô hình mang tính mường tượng của BST. Còn về hữu hình, tôi lại có một góc nhìn khác. Thứ nhất, những thiết kế lần này của Rick Owens mang nặng tính cấu trúc của kiến trúc từ cách dựng silhouette cho đến họa tiết hình học từ trào lưu nghệ thuật Bauhaus. Nói vậy không có nghĩa là những thiết kế đó trông giống những bức tượng đá hay xi măng biết đi mà trái lại thể hiện một khía cạnh mềm mại và nhẹ nhàng tồn tại song song với vẻ thô ráp lạnh lẽo của Rick Owens. Dường như đây là lần đầu tiên Rick sử dụng chất liệu sheer nhiều nhất trong một BST từ trước tới giờ, và đây cũng là lần đầu tiên chúng ta thấy bảng màu phong phú tại BST của Rick.

Rick Owens x Yuki Karo
Artwork by me

Mặc dù nguồn cảm hứng đến từ một câu truyện phương Tây, nhưng rõ ràng ảnh hưởng của văn hóa Nhật Bản lại ảnh hưởng lên BST một cách mạnh mẽ. Dấu hiệu nhận biết rõ ràng nhất là sự kết hợp của áo kimono cách điệu cùng guốc mộc. Tiếp theo là những chiếc váy với thiết kế phức tạp có nhiều ống tay áo trên phần cổ, liên tưởng đến chất avant-garde đặc trưng của Rei Kawakubo. Nhưng ấn tượng nhất vẫn là những người mẫu được phủ trắng toàn thân. Đó có thể là geisha, hay đó cũng có thể là hình tượng ma nữ Yurei trong truyền thuyết Nhật Bản.


Friday, September 26, 2014

Dries Van Noten spring 2015-Beauty of the swamp


Nếu bạn đang tìm kiếm một người nghệ sĩ biết kinh doanh, hãy tìm đến Dries Van Noten. Nói ông là một doanh nhân bởi những trang phục ông làm ra đều với một mục đích phải mặc được, phải bán được. Còn về nghệ sĩ, với xuất thân từ một gia đình am hiểu và sưu tầm nghệ thuật, Dries Van Noten đưa nghệ thuật vào trang phục một cách rất tự nhiên, và ở một khía cạnh nào đó, những thiết kế của ông giống như những tác phẩm nghệ thuật.

Nghệ thuật trong các thiết kế của Dries Van Noten có thể là trình diễn, kiến trúc hoặc đơn giản là hội họa. BST mùa xuân 2015 của ông là sự gặp gỡ của tinh thần lãng mạn đến từ hội họa và thập niên 70, thập niên của tuổi trẻ, thi ca, tình yêu và hòa bình. Show diễn hiện thực hóa bức tranh thời tiền Raphaelite hoàn thành năm 1852 vẽ nàng Ophelia đang trầm mình trong đầm lầy của họa sư người Anh John Everett Millais. Đường băng được trải một lớp thảm với bề mặt giống cỏ và rêu thật, để rồi tới màn finale, tất cả những người mẫu trong show diễn ngồi thư giãn trên thảm cỏ để truyền đạt tinh thần và vẻ đẹp của bức tranh Ophelia. Đồng thời, cảnh tượng những con người trẻ tuổi ngồi trên bãi cỏ mang lại tinh thần của thập niên 70s một cách mạnh mẽ.


Wednesday, August 6, 2014

Vogue Nippon September 2014-The perfect issue


Unlike Vogue China celebrates their anniversary every year, Vogue Nippon decided to make a huge issue for their 15th anniversary. Anna Dello Russo maybe a flamboyant showing off chief editor, but she knows how to rock her franchise, for sure. Reuniting the top models since 90s till now, the september issue that named "Perfect icons" is one of the huge and must-have issues of the season, or maybe of the year (As you know Vogue Uk already leaked their September issue and i don't bother to click to see it in HQ).

Instead of promoting every key collections of the season, Vogue Nippon chose the two Japanese collections: Comme des Garcons and Yohji Yamamoto to appear most in the main editorials. I think this was a smart move of Anna because CDG and Yohji Yamamoto are the Japanese's prides on the fashion map, so no one has the perfect foot for the anniversary issue but them.

But same to Vogue China, Vogue Nippon picked the number of models matchs with the number of year they celebrate. Only 15 models were chose, that was a hard decision. The cast was almost perfect. Naomi Campbell, Claudia Schiffer, Linda Evangelista, Eva Herzigova, Karen Elson to Natasha Poly, Mariacarla Boscono... But i'm kinda disappointed when they chose only one Japanese girl-Tao Okamoto. If they had more room for Ai Tominaga, that would be awesome!

The Icons Of Perfection

Models: Carolyn Murphy, Claudia Schiffer, Eva Herzigova, Guinevere Van Seenus, Karen Elson, Linda Evangelista, Maggie Rizer, Malgosia Bela, Mariacarla Boscono, Nadja Auermann, Naomi Cambell, Natasha Poly, Saskia De Brauw, Stephanie Seymour & Tao Okamoto
Photographers: Luigi+Iango
Styling: Giovanna Battaglia
Hair: Luigi Murenu
Make-up: Virginia Young & Lloyd Simmonds
Nails: Lisa Smith & Maki Sakamoto







Friday, August 1, 2014

Menswear spring 2015 overview pt.1

Hermes's hi-tech sweater

Although there were many collections of the season that i like but i only picked top 5 of it and made these to make it more interesting. Hope you guys enjoy it. If you'd like to read the article (Vietnamese), please check out THIS LINK. Enjoy!

1.Burberry Prorsum


2. Dries Van Noten

3. Fendi

4. Raf Simons

5. Thom Browne


Sunday, July 13, 2014

The new generation of Haute Couture


Một vài nhận định cho rằng Haute Couture đang chết dần. Sự ra đi của John Galliano để lại nhiều luyến tiếc. Đó chính là dấu hiệu của sự chấm dứt thời kì phù phiếm của Haute Couture mà nhiều người quả quyết rằng đó là cái chết. Thế nhưng đó chỉ là sự kết thúc của một sự khởi đầu, để rồi Haute Couture chuyển mình sang một dạng khác. (Có thể tôi sẽ có một bài viết chuyên sâu hơn về vấn đề khá "nhức nhối" này.)

Hậu sinh khả úy. Lớp trẻ tiếp nối thời trang thế giới có được lợi thế hơn thế hệ đi trước bởi những công nghệ và kĩ thuật hiện đại kết hợp với tầm nhìn hiện đại, đương thời. Chúng ta chứng kiến, tán dương sự mới mẻ và tự hỏi làm cách nào mà họ làm được như thế trước những sáng tạo của Iris Van Herpen, Yiqing Yin. Mặc dù cả hai không xuất hiện ở kì Haute Couture thu đông lần này, nhưng sự góp mặt của hai nhân tố khác là một dấu hiệu khả quan cho làng thời trang cũng như nhánh Haute Couture đó là Ece Ege và Delphine Manivet.

Thương hiệu Dice Kayek của Ece Ege thành lập từ năm 1992 nhưng bắt đầu tham gia tuần lễ thời trang Haute Couture từ mùa thu năm nay. BST lấy cảm hứng từ khu vườn mùa đông mà trong đó, những đóa hoa mang một nửa hình dáng của người phụ nữ. BST sử dụng kĩ thuật origami nhằm tạo khối cho trang phục thành hình những búp hoa, đó cũng là kĩ thuật đặc trưng của Ece.


Monday, July 7, 2014

Dior couture fall 2014-The time travelling Icy Queen


Người ta có nói "Wine tastes better with age". Có lẽ trường hợp đó đúng với Raf Simons tại Christian Dior. Từ một NTK theo trường phái tối giản, chưa có kinh nghiệm trong haute couture đến với thương hiệu thời trang cao cấp nổi tiếng của Pháp là một chặng đường rất ngắn nhưng vô cùng áp lực, nhưng Raf Simons đã khẳng định vị trí của mình tại đây. BST couture thu đông 2014 của Dior lại là một cú hit nữa cho mùa thời trang cao cấp lần này.

Đầu tiên hãy nói về trình tự của buổi trình diễn. Raf Simons xắp xếp cho những chiếc ball gowns cho tiệc đêm xuất hiện trước rồi kết thúc bằng trang phục day wear. Tuy nhiên, mức độ cầu kì lại tăng dần về phía sau, ở những chiếc váy suông nhẹ nhàng và áo khoác. Sự đảo chiều này dựa trên ý tưởng tổng hợp từ 8 nhánh cảm hứng, vâng, những 8 nguồn cảm hứng. Một lần nữa Raf Simons lại "cả gan" cho mình quyền được là Christian Dior để chu du về quá khứ, trải qua các giai đoạn lịch sử để suy nghĩ nếu Christian Dior ở giai đoạn này, ông sẽ sáng tạo như thế nào?

Bạn chắc hẳn còn nhớ BST couture thu đông năm ngoái của Dior với những 4 nguồn cảm hứng nhỏ và hoàn toàn gây rắc rối và lộn xộn. Mặc kệ cho người ta nói gì, một năm sau đó Raf Simons tổng hợp 8 BST nhỏ gom vào một BST lớn, giống như đang thách thức những lời dèm pha ác ý và đồng thở thách thức chính mình. Điều bất ngờ là chúng ta không thể nhận ra BST này là sự tổng hợp bởi 8 nguồn cảm hứng của 8 giai đoạn lịch sử. Đây chính là điều tôi nói ở trên, Raf Simons đã khôn khéo hơn để trình bày một BST có tính liên kết và đồng nhất, dù nó đến từ nhiều luồng cảm hứng.




Sunday, June 29, 2014

Rick Owens Men spring 2015-Unconventionalized romance


Sự lập dị vốn dĩ có một sức hút riêng của nó. Nhưng lập dị sẽ trở nên nhàm chán và trở thành bình thường nếu như bị lặp đi lặp lại. Đó là điều tối kị trong sáng tạo, nhất là với những NTK như Rick Owens. Qua BST xuân hè 2015 của dòng thời trang nam giới, Rick Owens bộc lộ một phần bản chất lãng mạn và thơ mộng, nhưng cái sự thi vị ấy bị bóp méo, nhào nặn để phù hợp với phần tính cách còn lại của người nghệ sĩ.

Trước tiên hãy nói về nhân vật Faun. Đó là vị thần rừng xuất hiện dưới hình dạng nửa người nửa dê trong thần thoại Hy Lạp. Faun yêu nghệ thuật, có khiếu trong âm nhạc và thi ca. Đây chính là vũ khí tán tỉnh và khiêu gợi phụ nữ bởi phụ nữ cũng là một niềm đam mê khác của Faun. Nói một cách khác, Faun là hình tượng của sự trụy lạc. Hình tượng vị thần rừng này đã làm nên cảm hứng cho thi sĩ người Pháp Stephane Mallarme viết nên bài thơ "L'après-midi d'un faune" ( The afternoon of a Faun). Bài thơ này được chuyển thể sang nhiều thể loại khác như âm nhạc, kịch, ballet...

Vậy Faun có liên quan gì đến BST của Rick Owens?

Rick Owens lấy cảm hứng cho BST từ vở nhạc ballet "The afternoon of a Faun". Đây là một việc không mới lạ trong sáng tạo, nhưng cách truyền đạt của Rick Owens thực sự gây bối rối. Rick không ngần ngại tập trung vào hình tượng đầy nhục dục và trần tục khi Faun thủ dâm với tấm khăn lụa của nàng tiên. Anh không thể giấu nổi sự hào hứng khi nghĩ đến sự háo hức và chờ đợi như luôn cố che giấu nhưng không thể không biểu lộ qua ánh mắt của khán giả chờ đợi Faun "hành động" với tấm khăn lụa mong manh kia.


Faun và tấm khăn lụa của nàng tiên qua góc nhìn của Rick Owens