Saturday, August 18, 2012

No matter what you say, it's art


Thật oan uổng cho Minimalism khi nó luôn bị đánh đồng với sự buồn tẻ. Nhưng tôi muốn khẳng định lại một lần nữa, khoảng cách giữa Tối giản hóa và Sự lười biếng trong thiết kế rất mong manh, nhưng không có nghĩa là Tối giản hóa tẻ nhạt hay chán ngắt. Giống như triết lí của Hussein Chalayan, sự tối giản hóa đòi hỏi sự hoàn mĩ và khéo léo từ những gì cơ bản nhất, còn hơn là những gì sáo rỗng được phủ lên trên nó một hoặc vô vàn những vỏ bọc hoa mĩ. Gắn liền với Futurism, Minimalism như một loại hình nghệ thuật hiện đại mà có lẽ khó thuyết phục hơn những giá trị mĩ thuật cũ kĩ, ví như baroque. Nhưng một khi bạn đã bị ngấm, nó cứ lởn vởn trong tâm trí bạn, làm cho trí tưởng tượng của bạn phải vận động, phải đào sâu, phải thâm nhập sâu hơn vào thế giới trừu tượng của nó. Tôi xin đơn cử một NTK tiêu biểu cho trường phái này, không ai khác đó là Monsieur Raf Simons.

 Chắc hẳn các bạn đều biết đến chiếc váy kinh điển của Yves Saint Lauren mùa thu đông năm 1965. Form váy đơn giản với họa tiết các ô màu lấy cảm hứng từ tác phẩm của Van Doesburg. Nếu như YSL khai thác tác phẩm của Doesburg ở khía cạnh 2D thì Raf Simon lại hứng thú hơn với dạng 3D. 



Raf Simons xuân hè 2008

BST thu đông năm 2008 lại được lấy cảm hứng từ bức họa số 5 của Jackson Pollock và bức họa số 14 của Mark Rothko




Còn BST xuân hè 2013, Raf Simons cộng tác với họa sĩ Brian Calvin. Raf đã đưa hẳn những bức họa của Brian Calvin lên T-Shirt và áo chemise.


Áo len Jil Sander mùa xuân hè 2012 và bình gốm của Picasso năm 1955


Và show thời trang nam giới mùa thu đông 1998 với "hiệu ứng" Krafwerk.


Còn gần đây nhất, BSt gây tranh cãi nhất là BST couture thu đông 2012 của nhà Dior. Những chiếc váy và áo họa tiết những vệt màu, mảng màu loang lổ kia thực sự chưa từng xuất hiện tại Christian Dior, và những thứ mới mẻ thường không được đón tiếp nồng nhiệt. Tuy nhiên, thực chất đó lại là những bức họa nổi tiếng của họa sĩ Sterling Ruby. Cũng là một nghệ sĩ thuộc trường phái nghệ thuật hiện đại, nguồn cảm hứng của Sterling  đến từ những công trình kiến trúc hiện đại, những cổ vật, cơ khí, văn hóa đường phố, graffiti... Những mẫu in của Raf Simons đều được lấy cảm hứng từ những tác phẩm của Sterling năm 2007.


 




No comments:

Post a Comment