Saturday, August 11, 2012

Close, then Open. Freezing, but Moving.

Không phô trương như Dolce&Gabbana, không màu mè như Dior, và cũng không gây shock như McQueen( dĩ nhiên là có, nhưng mang một sắc thái rất riêng), Hussein Chalayan là cái tên đáng gờm trên bản đồ thời trang thế giới. NTK gốc Thổ Nhĩ Kì này tạo tiếng vang bằng những khoảnh khắc cướp hơi thở của người xem bởi những tác phẩm nghệ thuật mang tính avant garde kết hợp giữa cái đẹp và công nghệ. Ông ta không chỉ xem việc thiết kế đơn thuần là may, rồi mặc cho người mẫu đi lại trên sàn diễn, mà hơn thế nữa, đó là một công trình nghiên cứu khoa học công nghệ nhưng vì mục đích nghệ thuật. Nói như vậy không có nghĩa là ông ta chỉ làm ra những thứ làm thỏa mãn thị giác, chỉ cho người mẫu mặc hay đại loại là không thực tế.

Thời gian gần đây, Chalayan tập trung nhiều hơn vào tính chất ứng dụng, nhưng vẫn mang linh hồn futurism trong đó. BST xuân hè 2011 và mới đây là thu đông là minh chứng cho điều đó. Lấy cảm hứng từ Nhật Bản, nhưng lại không hề có một chút gì đó dễ dàng nhận diện khi không làm bội thực bởi những Kimono, Obi. 


Hãy bắt đầu với BST xuân hè 2011. Lấy cảm hứng từ Nhật Bản, chính xác hơn là hoàn cảnh của nước Nhật vào giữa thế kỉ 19. Lúc đó, chính sách của Nhật là cô lập, nội bất xuất-ngoại bất nhập. Tình trạng đó được sử sách ghi lại với tên gọi "Sakoku", nói ngắn gọn là "ĐÓNG". Hình ảnh đầu tiên của BST là một người phụ nữ trong bộ đồ tây rộng màu đen, đầu trùm khăn cũng màu đen. Quan điểm của tôi cho rằng hình ảnh này lột tả đầy đủ nhất tinh thần của "Sakoku" chỉ với 1 chiếc khăn trùm đầu-Không ai nhìn thấy cô, và cô cũng không thấy gì đằng sau lớp vải đen. Liên tiếp sau đó vẫn là khăn trùm đầu. Bên cạnh những bộ đồ rộng thùng thình mang hơi hướm làn sóng Nhật ở Paris, thì chi tiết vai hình vòng cung được thấy nhiều ở BST khá quen thuộc, xuất hiện trong một BST của Chalayan năm 1998.











Cũng với câu chuyện về chính sách đất nước Nhật Bản, Chalayan lại đưa tinh thần "MỞ" vào BST thu đông 2011 của mình. Nói một cách khác, BST được lấy cảm hứng từ "Kaikoku", nói về nước Nhật thời mở cửa( từ năm 1910). Chalayan bày tỏ rằng ông vô cùng bị cuốn hút vào đất nước từ bị cô lập, nhưng sau đó lại bùng nổ, phá vỡ vòng kim cô do chính mình lập nên. Ở đất nước đó, mọi thứ khác thường có thể xảy ra, một cách đa dạng.

Mới đầu, BST xem chừng không có gì thú vị, bởi màu sắc BST vô cùng ảm đạm, kiểu cách thì cũng đơn giản. Nhưng phải công nhận kĩ thuật cắt may của Chalayan thật phi thường! Những chiếc áo veston tưởng chừng như rất bình thường nhưng với những đường cắt thẳng thớm không sai sót như chiếc thước kẻ, và giấu đường may một cách khéo léo. Càng về sau, BST càng thú vị với những chiếc áo khoác hình kén, với chi tiết túi thú vị, khi đút tay áo vào, giống như là chiếc áo chỉ có 2 lỗ hổng để chui đầu vào.( kinda hard to describe :( . Tiếp theo là những chiếc váy in monochrome hình bóng hắt của những đường ngang dọc song song của khung cửa sổ lên tường.

Nhưng cái hay nhất chưa phải ở đó. Không công nghệ, không phải Chalayan. Thật vậy, mẫu cuối cùng trong BST là chiếc váy bằng kim loại, có thể gọi bằng một cái tên khác là áo giáp. Đầu tiên, chiếc váy mở để người mẫu bước vào, sau đó nó tự khép lại, ôm kín thân thể cô gái. Vậy cô người mẫu kia sẽ di chuyển như thế nào khi bị vây bởi 1 khối kim loại nặng trịch? Chiếc váy này là một sản phẩm công nghệ cao, nó di chuyển nhờ một đồ điều khiển, cái mà ta hay thấy ở các món đồ chơi điều khiển từ xa. Nhưng ko đơn giản như vậy. Trên chiếc váy kết những bông hoa, nhưng xem chừng rất thô kệch và xấu xí. Gượng đã! những bông hoa hình cánh quạt tự nhiên tách khỏi chiếc váy, bay lên không trung, rồi rơi xuống. Khoảnh khắc này thật tuyệt diệu! cuống của những bông hoa rơi đó phát sáng! như những con đom đóm trong đêm vậy.

Đã xong phần Đóng và Mở. Vậy "Bất động, nhưng Vận động" mà tôi đề cập ở tiêu đề là gì? đó là những gì tôi có thể tóm gọn lại từ bộ phim ngắn "Kaikoku" của Chalayan. Không gian tối tăm, sàn nhà được bơm khói, từng bức màn kéo ra, nhanh trong khoảnh khắc, người mẫu đi ra ánh sáng. Giường như cái đầu cô ta không chuyển động, theo phạm vi vĩ mô. Khói cứ bay, bức tượng sống cứ đứng đấy, ánh mắt xa xăm, vô cảm. Hình ảnh đi vào lòng người nhất, đó là vẫn không gian ấy, được thắp sáng bởi duy nhất 1 đèn chiếu lên tường, hình tròn, khói vẫn phủ kín nền nhà, một khối vật thể chồi lên. Khung cảnh đó gợi một đêm trăng tròn, trên đỉnh một ngọn núi đâm thủng tầng mây, mây cứ trôi lơ đễnh, ngọn núi vẫn bất động đứng đó, trăng vẫn hững hờ tỏa sáng, quả thực đã đem lại cảm giác thanh tịnh, bình yên cho người xem.

Sau những gì mà tôi đã kể lể, bạn vẫn chưa ngấm? hãy thử tham khảo video này, nếu cảm giác không như tôi mô tả thì... bó tay rồi ;)
























No comments:

Post a Comment