Thursday, October 4, 2012

Paris spring 2013-Hits and Misses


Tuần lễ thời trang Paris xuân hè 2013 chỉ vừa mới kết thúc. Không chỉ hứa hẹn một mùa thời trang sôi động  và nhiều biến chuyển, với những BST đặc sắc nhưng cũng không thiếu những BST thảm bại. Nhưng đồng thời, đây cũng là khoảng thời gian mà nhiều cuộc chiến ngầm diễn ra.

HITS

Có lẽ Xuân hè 2013 là mùa thời trang thú vị nhất kể trong khoảng hai, ba năm gần đây, bởi có rất nhiều NTK thay đổi trong tư duy sáng tạo của mình.

1. Balenciaga

Tạm biệt những trang phục mang phong cách năng động, thể thao với form dáng khỏe khoắn và hiện đại, một Balenciaga mới nữ tính, mềm mại và gợi cảm hơn. Đây là BST được Nicolas Ghesquiere cho là thứ gợi cảm nhất mà anh từng làm. Khoe nhiều da thịt hơn, chú trọng vào những đường nét và chi tiết gợi dục hơn như bra nâng ngực, váy chữ V xẻ sâu và mềm mại hơn với bèo nhún. Đặc biệt có sự có mặt của bộ trang phục đơn giản bằng vải tweed kiểu Coco Chanel, nhưng thú vị nhất là vải tweed của Nicolas được thêu, thay vì dệt như thông thường.  BST không hoàn toàn nữ tính mà vẫn có được nhét mạnh mẽ và cá tính với những bộ suit được cắt may rất tuyệt vời, vốn là một thế mạnh của Nicolas.







2. Lanvin

Trong nghệ thuật, sẽ chỉ có khởi đầu mà không có kết thúc. Albert Elbaz đã nói tại show diễn của Lanvin:"Tôi đang bắt đầu lại từ đầu, một khởi đầu mới". Đúng như những gì mà ông đã nói, BST xuân hè 2013 của Lanvin mặc dù vẫn có những chi tiết xếp vải quen thuộc, nhưng ở đó cũng xuất hiện những điều mới mẻ.

Một BST được kết hợp và pha trộn hoàn toàn, giữa hai nền văn hóa khác hẳn nhau là Nhật Bản và Hy Lạp vào trang phục ứng dụng hiện đại. Cùng với kĩ thuật cắt may tinh xảo, Elbaz tạo ra bộ tuxedo mà chỉ có một nửa phần áo là blazer, phần còn lại của trang phục là kimono, hay chiếc váy ngắn với 3/4 được mô phỏng lại trang phục Hy Lạp cổ đại. Lanvin mang lại sự nữ tính, nhưng lần này lại nữ tính gấp đôi khi được khoáng lên mình chiếc váy được in hình thân của bức tượng cổ khỏa thân, quả là nữ tính từ trong ra ngoài.





3. Jean Paul Gaultier

Là một cái tên hiếm hoi còn sót lại trong thời kì thời trang sặc mùi tiền, Jean Paul Gaultier luôn đem lại không chỉ những bộ trang phục đẹp mắt, cũng có thể mặc được mà còn cảm giác hứng thú và thỏa mãn khi xem. Có thể xem show diễn xuân hè 2013 là một bữa tiệc âm nhạc xuyên thế kỉ, khi mà những huyền thoại âm nhạc cùng trang phục đặc trưng cùng họ làm nên tên tuổi tham gia. Đó là Grace Jones, Madonna, Boy George, Annie Lennox, Michael Jackson, David Bowie, Jane Birkin, Abba...

Hoặc nếu bạn không muốn coi đây là một bữa tiệc thì một album tuyển tập những bản hits thế kỉ có lẽ là chuẩn nhất.






4. Chalayan

Không ồn ào như Christian Dior hay Saint Laurent, BST của Hussein Chalayan vẫn tuyệt vời như mọi khi. Có một sự thật hiển nhiên đó là không còn những khoảnh khắc lặng đi vì quá đỗi bất ngờ khi xem những thành tựu công nghệ thời trang, và trang phục trông có vẻ thị trường hơn. Nhưng với góc nhìn khách quan hơn, trang phục của Chalayan càng ngày càng có tính ứng dụng cao, và nếu xét về trang phục ứng dụng, thì đồ của Chalayan vẫn đứng cao hơn một bậc bởi kĩ thuật cắt may tài tình mà không cần phải thêm thắt nhiều chi tiết phức tạp. Bên cạnh đó, công nghệ mà Chalayan sử dụng được đưa thẳng vào trang phục với những chất liệu mới, in kĩ thuật số chất lượng tuyệt đỉnh để cho ra những trang phục có họa tiết in trông thật sống động.





5. Dries Van Noten

BST của Dries Van Noten không chỉ thú vị ở cách phối những họa tiết in với nhau như thông thường, mà đây còn là sự pha trộng đầy hứng khởi. BST gợi nhớ lại huyền thoại âm nhạc Kurt Cobain một thời với những cô người mẫu mái tóc dài và rối chẻ ngôi giữa, mặc áo sơ mi kẻ sọc xắn tay. Chất Grunge xuyên suốt BST qua những họa tiết in caro kẻ sọc. Ở BST này có ba sự đối lập, thứ nhất là androgyny với hình ảnh những cô gái cá tính trong trang phục kiểu nam giới. Thứ hai là sự đối lập trong họa tiết in. Dries phối mẫu in hoa rất nữ tính với mẫu in Caro có tính chất ngược lại. Riêng mẫu in caro vốn rất mạnh mẽ, cứng nhắc nay được in trên chất liệu voan tha thướt, mỏng manh( hiệu quả dễ thấy nhất trên chiếc quần tây với hai lớp mà lớp trong được bọc bằng một lớp voan in rộng bên ngoài). Cuối cùng là sự biến tấu trang phục mặc trong phòng ngủ trở thành trang phục hợp thời trang và sành điệu để có thể mặc trên phố.





Nhưng cũng không lạ nếu có một số BST không tốt đẹp cho lắm, và không may lại rơi vào những cái tên đình đám.

MISSES

1. Saint Laurent

Show diễn được xếp vị trí số một trong bảng xếp hạng của tôi bởi không chỉ là một BST lạc lõng, mà đây còn là một BST thị phi nhất tuần lễ thời trang Paris.

Những tưởng Hedi Slimane sẽ phù phép cho YSL biến thành một thương hiệu mạnh như xưa, và người ta càng tin hơn khi Hedi mạnh dạn đổi tên YSL thành Saint Laurent. Nhưng tất cả chỉ đến đó. BST xuân hè 2013 của Saint Laurent được lấy cảm hứng từ những trang phục trứ danh của YSL ngày trước là bộ tuxedo Le Smoking và bộ trang phục mang phong cách safari của năm 1968. Giữa thế kỉ 21, một BST mang âm hưởng boho hoàn toàn nổi trội, nhưng theo một hướng xấu. Lỗi thời và bảo thủ là hai tính từ tôi có thể nói về BST này.
Cựu siêu mẫu Veruschka trong trang phục của YSL năm 1968

Nhưng lẽ ra, với cái tên Hedi Slimane thì người ta có quyền hy vọng vào một mùa thời trang tiếp theo, nhưng có vẻ như chẳng ai muốn vậy nữa. Các nhà phê bình thời trang đóng một vai trò rất quan trọng. Cathy Horyn là một trong những nhà báo không được mời đến, và không lạ khi bà này viết những lời chê bai về BST của Hedi. Những tưởng chỉ vì lí do nhỏ nhoi đó mà Cathy thù ghét, nhưng liệu có phải ngẫu nhiên không khi các cây bút kì cựu của làng thời trang đồng loạt đánh giá thấp BST này? Ngay sau bài phê bình của Cathy, Hedi đã viết lên twitter với giọng điệu không coi Cathy ra gì.

Đây có phải là dấu hiệu của sự vô ơn không khi trong danh sách khách mời có cây bút kì cựu Marylou Luther được mời đến dự với chiếc vé hạng bét và phải đứng để xem trong khi người này từng xuất hiện danh dự trong show trình diễn đầu tiên của YSL tại nhà Dior!?

PPR nên xem lại vấn đề đem Hedi Slimane ra đấu với Raf Simons của LVMH bởi xem ra Raf Simons được lòng công chúng hơn dẫu số người ghét cũng không ít.





2. Louis Vuitton

Người ta cứ khen ngợi Marc Jacobs về tài sáng tạo vô vàn, nhưng tôi chả thấy sự bay bổng và phóng khoáng gì cả. Một mùa thời trang với hai BST chính cho thương hiệu mang tên mình và Louis Vuitton, nhưng hầu như năm nào hai BST này đều na ná nhau. Xuân hè 2013 như một trò đùa, khi show diễn của LV ở Paris như phần tiếp theo không đặc biệt hơn phần thứ nhất đã diễn ở New York. Họa tiết Caro đơn điệu phủ toàn bộ trang phục từ đầu tới chân kể cả phụ kiện, kiểu dáng đơn giản theo kiểu thập niên 60.

Nhưng nếu công bằng mà nói, BST này chỉ giành cho người tiêu dùng thông minh đủ để có thể phối hợp những món riêng lẻ này với những món đồ khác.( tôi cảm thấy chúng sẽ rất tiền năng nếu như bị rã ra khỏi liên minh caro như thế này)




3. Balmain

Không phải vô duyên vô cớ mà thập niên 80 được xem là thảm họa thời trang. Cũng bị nghiện thập niên 80, nhưng Balmain dưới thời Christophe Decarnin lại đĩ thõa, quyến rũ nhưng cũng thật duyên dáng và sang trọng. Những tưởng sau hai mùa thời trang, Oliver Rousteing sẽ là một cái tên tỏa sáng, nhưng với BST xuân hè này lại là một bàn thua bất ngờ. Giống như đang xem một BST của Versace những năm 80, chi tiết độn vai khổng lồ và quần baggy lưng cao, làm cho những cô gái trong trang phục trông thật lực lưỡng. Haute couture cũng được đưa vào BST như những lần khác. Lần này cũng với kiểu dáng cũ, nhưng được tạo nên bằng kĩ thuật đan lát, trông những chiếc váy như những chiếc ghế Cuban.




4. Alexander McQueen

Tôi không ghét bỏ gì Sarah Burton, nhưng tôi cảm thấy những thiết kế của bà gần đây nếu không quá tẻ nhạt thì quá gớm guốc. Có lẽ áp lực đặt lên vai Sarah quá nặng khi phải dung hòa hai yếu tố thương mại và hình tượng McQueen. Vẫn luôn có những chủ đề và nguồn cảm hứng thú vị, nhưng cách truyền đạt của Sarah chưa đủ thuyết phục. Cũng giống như BST couture của Dolce&Gabbana, những chiếc váy thời Victorian là quá nhiều, lạc lõng và có phần "cải lương". Thế giới loài ong như được thể hiện lại sống động và chính xác trên BST: hình dáng bầu của tổ ong, họa tiết lục giác trên mặt cắt ổ ông, hàng trăm con ong bu vào tổ, và trang sức xà cừ trông như mật ong. Điểm duy nhất mà tôi có thể miễn cưỡng khen đó là sự cầu kì trong những chi tiết thủ công, chỉ vậy thôi.







No comments:

Post a Comment