Monday, July 6, 2015

Dior Haute Couture spring 2016: The Medieval Fairy Tale

Garden of Earthy Delights by Hieronymus Bosch

Sau một thời gian cấp tiến đến tương lai thì Haute Couture thu đông lần này lại tìm về thế giới cổ tích lãng mạn mà chúng ta thường tưởng nhớ.

Có vẻ như Raf Simons đã tạo nên một thông lệ là nếu BST xuân hè "khó nuốt" bao nhiêu thì thu đông lại tuyệt vời bấy nhiêu. Nếu so với thời điểm mới bắt đầu đến với Dior, Raf Simons của ngày hôm nay "ngông cuồng" hơn rất nhiều khi ông luôn cố gắng gạt bỏ lịch sử của Dior mà thay vào đó là tái cấu trúc nó. Có lẽ ông nhận ra rằng đã qua rồi thời điểm mà một NTK hậu bối phải bám víu lấy những thiết kế nguyên bản, thay vì làm mới nó.

Điểm sáng của BST này đó là những chiếc áo khoác. Chúng là những chiếc áo khoác rộng với các chi tiết cổ và tay áo được cường điệu, được làm bất cân xứng, chẳng hạn như một bên có tay áo, một bên không, hay một bên là tay áo lông thú và bên còn lại thì không. Người mẫu bước ra và tay giữ hai vạt áo là hình ảnh nhắc đến BST cuối cùng của Raf Simons cho Jil Sander, và rất nhiều người phàn nàn về điều này. Họ nói rằng vì sao không đơm nút cài áo mà phải làm như thế? Đơn giản chỉ là vì đó là cử chỉ đẹp mang giàu tính tượng hình. Cũng giống như một chiếc túi xách cũng có dăm ba cách cầm mà. Tôi nghĩ đơn giản họ chỉ không vừa lòng với mọi thứ Raf Simons đang làm.



Một điểm cộng cho BST này nữa đó là lần này Raf Simons không tìm nguồn cảm hứng từ nhiều thời đại nữa mà chỉ tập trung vào bức họa "Garden of Earthy Delights" miêu tả tội lỗi và quá trình sa ngã của tổ tiên loài người của danh họa Hieronymus Bosch nổi tiếng trong giới nghệ thuật Châu Âu thời Trung Cổ. Dễ thấy nhất là sàn diễn được dàn dựng tựa như bức tranh "Khu vườn lạc thú", với những ô kính màu sắc tươi tắn lấy cảm hứng từ kiến trúc nhà thờ và những người mẫu trong chiếc váy hai mảnh, tạo nên một bức tranh sinh động. Raf Simons cảm thấy kích thích với ý tưởng về trái cấm, sự tinh khiết và ngây thơ đối với sự xa xỉ và suy đồi. Khu vườn của Dior bây giờ không còn là vườn hoa nữa mà lại là khu vườn của sắc dục.




Điều cuối cùng tôi muốn nói trong bài review này là tôi sẽ không nói thêm về phe anti-Raf Simons luôn cầu mong sự trở lại của Galliano nữa. Điều đó hoàn toàn không bao giờ xảy ra. Hãy chiêm ngưỡng những bộ đồ đẹp trong chuyển động, thướt tha ngay cả phía sau của thiết kế, và những chi tiết thủ công tinh xảo, thay vì phán xét nhanh như sấm sét khi vừa nhìn thấy những bức ảnh bé xíu chụp từ đằng trước.


















4 comments:

  1. Hôm qua sau khi xem xong show diễn đã rất mong chờ bài viết này của anh :))

    ReplyDelete
    Replies
    1. Cám ơn bạn đã quan tâm. Không biết bạn có suy nghĩ như thế nào về BST này?

      Delete
    2. E chỉ là 1 khán giả bình thường, yêu thích thời trang mặc dù k có nhiều am hiểu vì là dân kinh tế mà :). A đã hỏi thì e cũng xin chia sẻ 1 số cảm nhận: Là fan của Raf Simons, e nghĩ rằng bộ sưu tập này vừa rất Raf, nhưng cũng lại vừa là 1 sự ngạc nhiên nho nhỏ đối với e. Sân khấu luôn là điều đầu tiên khi e nghĩ đến những BST của Raf cho Dior, đặc biệt là những BST Couture, chúng k hoành tráng quá mức như Chanel, nhưng đủ khiến ng xem cảm thấy ấn tượng và rất đặc biệt. Sân khấu cho show diễn lần này cũng vậy. Trông chúng giống như khu vườn địa đàng nằm chính giữa vườn thượng uyển của bảo tàng Musée Rodin vậy. 1 khu vườn tuyệt đẹp lồng trong 1 khu vườn tuyệt đẹp khác. Về trang phục, những mẫu áo khoác gợi nhắc về BST cuối cùng của Raf ở Jil Sander. Cá nhân e thấy việc để ng mẫu cầm 2 vạt áo catwalk có gì đó rất thơ mộng và nữ tính ;) . Điều ngạc nhiên nho nhỏ ở đây đối với e đó là Raf từng chia sẻ: "The past is not romatic for me. It is the future that is romantic for me", và những BST gần đây đã minh chứng rõ cho quan điểm đó. Tuy nhiên bộ sưu tập lần này lại hoàn toàn khác, chúng như ngược trở về quá khứ, trở về với bản nguyên của loài người. Chúng rất đỗi thơ mộng, rất đỗi lãng mạn và có gì đó hơi khang khác Raf mà mọi người vẫn biết. 1 vài mẫu trong BST này có nét tương đồng với 1 số thiết kế couture của Giambattista Valli. 1 vài mẫu lại gợi nhắc đến phom dáng quen thuộc góp mặt từ những BST đầu tiên của Raf cho Dior (như mẫu số 14, 15, 27, 28, 56 xuất hiện trên sàn diễn). E đặc biệt thích 2 mẫu số 6 và 13 do Lineisy và Greta trình diễn, chúng giống như sự cải tiến phong dáng New Look trứ danh của Dior vậy. 1 điều nữa nếu để ý thì có thể thấy rằng những BST gần đây của Raf vốn rất hiếm thấy những mẫu váy dạ hội dài quá mắt cá chân hay dài quét đất ^.^, mà chủ yếu là các mẫu váy cocktail, váy ngắn dài trên đầu gối or dài qua đầu gối 1 chút mang tính ứng dụng cao, các mẫu váy ball gown ngắn mang đặc trưng nhà Dior... Thế nhưng ở BST lần này chúng ta đc thấy nhiều những mẫu váy dài hơn, chúng rất thướt tha và nữ tính, có 1 số mẫu rất sexy mà nhiều ng đùa rằng vì Rihanna trở thành đại sứ thương hiệu mới của Dior nên Raf thiết kế chúng cho cô ấy mặc :))
      Là fan của Raf và rất rất yêu mến thương hiệu Dior, vì vậy cứ đến mỗi mùa thời trang e lại có cảm giác đứng ngồi k yên, vô cùng háo hức xem Raf sẽ làm gì tiếp với Dior. Ngay cả trong những BST đáng thất vọng nhất của ông, e cũng tìm thấy cho mình 1 điểm sáng nho nhỏ trong đó. Sau những BST gần đây có phần nhạt nhòa và gây bối rối cho ng xem, BST lần này khiến e cảm thấy hài lòng và có lẽ cũng sẽ là 1 cú hit của mùa HC thu đông năm nay, giống như những gì Raf đã làm 1 năm về trước với BST couture FW 2014. Chúng đẹp nhẹ nhàng, lãng mạn, rất dễ mặc, vừa rất Dior mà k làm mất đi chất Raf. Những quý cô Hollywood như Jennifer Lawrence, Marion Cotillard, Charlie Theron và Natalie Portman chắc hẳn sẽ rất lộng lẫy khi diện chúng trên thảm đỏ. Duy có 1 điều e k muốn đó là xin Raf đừng biến những BST Ready-To-Wear sau đó trở thành 1 phiên bản làm lại - 1 phiên bản rẻ tiền hơn của BST couture trước đó, như cách ông đã làm với 2 BST RTW SS 2015 và FW 2015 gần đây nhất. Điều cuối cùng muốn nói, sẽ thật thiếu công bằng cho 1 NTK tài năng đang ngày càng chứng tỏ thực lực của mình khi những thành phần anti-fan (khá đông đảo) luôn đem ông ra so sánh với John Galliano, Nicolas Ghesquière, hay thậm chí là Phoebe Philo, Miuccia Prada (dù có đôi khi bản thân e cũng cho rằng quan điểm thiết kế của Raf khá giống với quý bà Prada). Với Raf Simons luôn luôn có 1 ranh giới nho nhỏ giữa thích và không thích, mãn nhãn và thất vọng, khiến e luôn tò mò với những gì mà ông sẽ làm.
      Viết dài quá k biết a có thèm đọc k :))

      Delete
    3. Tôi đồng ý với bạn về việc sử dụng lại ý tưởng của couture cho rtw. Galliano từng làm điều này nhưng cái hay của ông là couture 9 10 phần thì chuyển thể sang rtw cũng được 78. Nhưng couture của Raf Simons đã là tối giản mà lại còn tái chế nữa thì quả là nhàm chán. Nhưng biết sao được, có lẽ cường độ làm việc quá tải đã dẫn đến tình trạng lặp lại đó.

      Một lần nữa cám ơn bạn đã quan tâm những bài viết của tôi và sẽ càng quý hơn nếu bạn có thể chia sẻ những ý kiến của mình qua những bài viết. Tôi sẽ sẵn sàng phúc đáp.

      Delete