Monday, February 3, 2014

Vionnet couture spring 2014-Wire to wire


Có vẻ như tuần lễ thời trang Haute Couture xuân hè 2014 diễn ra thật âm thầm và trôi qua thật nhanh chóng. Có người bảo sức sáng tạo của các nhà couture đã cạn kiệt, có người lại bảo chúng ta đang bị bội thực thời trang... Nhưng những lí do đó không thể làm chết đi hoàn toàn tinh thần Haute Couture.

Mùa thời trang couture xuân 2014 chào đón sự ra mắt của Vionnet với sự cộng tác của NTK Hussein Chalayan. Tuy đây chỉ là một BST demi-couture, nhưng với những giá trị truyền thống của thương hiệu cũng như tầm nhìn và tài năng của Chalayan, show diễn của Vionnet là một trong những tiêu điểm của mùa thời trang này.

Vốn là một NTK theo trường phái futurism với những thiết kế tối giản nhưng hiện đại bởi những cải tiến trong kĩ thuật cắt may cũng như chất liệu, không ngạc nhiên khi Hussein Chalayan đem đến một Vionnet hoàn toàn tươi mới.

Chalayan vẽ ra một viễn cảnh tương lai, một thế giới hiện đại và công nghệ. BST là sự kết hợp giữa giá trị truyền thống và góc nhìn hiện đại, giữa "phần mềm" và "phần cứng" mà trong đó "phần mềm" là những thước lụa sheer với màu sắc tươi tắn được dập pleat còn phần cứng là những khung kim loại và những sợi dây diện( dĩ nhiên là không phải dây điện thật).







Là một trong những NTK đi đầu trong mảng sáng tạo rập, mảng khó nhất luôn bị tránh né của thế giới thiết kế, Chalayan không làm thất vọng ở BST này. Với chất liệu sheer mỏng manh vốn rất khó để thực hiện, Chalayan tạo ra những chiếc váy "Vortex" với nhiều layer organza trong suốt trông quyến rũ và gợi cảm và mong manh đến lạ thường.




Chưa hết, ý tưởng sử dụng bước cơ bản mang tính mộc mạc nhất của quá trình thực hiện một trang phục couture của Chalayan rất táo bạo. Ông sử dụng bước tạo rập làm cảm hứng cho những chiếc váy cuối của BST. Những kí hiệu, đường thẳng, đường cong được in trên vải muslin( chính xác là loại vải lấy cảm hứng từ muslin). Điều đặc biệt là chúng được cắt laser và chỉ đến vậy, không vắt sổ hay bất cứ một công đoạn nào ngăn chặn vải tưa, một điều dường như là cấm kị trong may mặc. Hơn nữa chất liệu muslin chưa bao giờ được xem là "cao quý" trong thế giới vải vóc. Ý tưởng này có gợi nhớ cho tôi về một số thiết kế của Margiela khi lấy cảm hứng từ những chiếc dressform trong bước drapping.




Tuy được đánh giá cao về sự sáng tạo, nhưng những chiếc váy này thực sự rất dễ làm cho người mặc lọt vào danh sách những người mặc xấu tại bất cứ lễ trao giải nào.

Vẫn còn rất rất nhiều người cho rằng Couture là những chiếc váy "extravagant" khổng lồ với những chi tiết thêu đính cầu kì, nhưng sự thật thì đó chỉ là một phần không phải cơ bản của Haute Couture. Cũng giống như Dior by Raf Simons, Vionnet by Hussein Chalayan hướng về tương lai và tối giản. Họ tôn trọng, nhưng đồng thời cả gan đạp đổ để cách tân. Họ là những kẻ dám đem đến một khái niệm mới về couture của thế kỉ 21. "Có rất nhiều nhà thời trang già đi đang hồi sinh. Không phải hồi sinh là lúc nào cũng lục lọi tàng kinh các mà xa hơn nữa, để cho thời trang đi lên phía trước, chúng ta phải nhìn về phía trước."-Chalayan thổ lộ. Thập niên 1940s, Christian Dior mang "Thắt đáy lưng ong" New Look trở lại để đạp đổ kỉ nguyên "drop waist" cũng như trước đó, thập niên 1920s, Madeleine Vionnet phát minh ra kĩ thuật cắt vải biên chéo đã thay đổi hoàn toàn thời trang và giờ đây, bậc hậu bối của họ đang kế thừa và phát huy, gìn giữ bản sắc nhưng đồng thời góp phần tạo ra những thay đổi cho không chỉ trong nội bộ thương hiệu mà cả một giai đoạn thời trang.



No comments:

Post a Comment