Thursday, December 11, 2014

Esprit Dior Tokyo-The Past, the Present and the Future


Tokyo được chọn là địa điểm để BST pre-fall đầu tiên của Dior by Raf Simons được trình diễn. Tại sao lại là Tokyo?

Vào khoảng đầu thập niên 1950, trung tâm thương mại Daimaru nổi tiếng tại Tokyo là nơi đầu tiên của châu Á bày bán thiết kế haute couture của Christian Dior, xưởng vải Tatsumura tại Kyoto sản xuất vải cho Christian Dior, Christian Dior từng thiết kế cho công chúa Michiko trong đám cưới của bà, và Christian Dior dành cho Nhật Bản một tình yêu hay một nỗi ám ảnh với Nhật Bản. Đó là lí do vì sao giai đoạn Dior by John Galliano, cảm hứng Nhật Bản được xuất hiên rất nhiều lần và được thăng hoa.

Nhật Bản cũng là một phần quan trọng trong sự nghiệp của Raf Simons. Buyers đầu tiên trong sự nghiệp thời trang của Raf là người Nhật Bản, là lí do để Raf lấy cảm hứng từ Nhật Bản cho BST xuân hè 2015 như một sự tri ân tới khách hàng. Show diễn đánh dấu BST pre-fall của Raf cho Dior được trình diễn trên sàn diễn tại Tokyo, Nhật Bản như tình cảm đặc biệt dành cho đất nước này từ Christian Dior lẫn Raf Simons.

Tuy nhiên BST này không có Kimono, không có tranh của Kyosai mà là cảm hứng từ tương lai. Sở dĩ Raf Simons không quay ngược thời gian, chọn những giá trị văn hóa truyền thống là bởi ở thì hiện tại cũng như tương lai, Nhật Bản vẫn là một cường quốc công nghiệp thời trang, là quốc gia châu Á đầu tiên tiêu thụ hàng hiệu từ châu Âu, đồng thời là quốc gia châu Á đầu tiên xuất khẩu thời trang của mình ra thế giới. Nói một cách khác, BST này hướng đến một Nhật Bản hiện đại.

Sân khấu được thiết kế đơn giản nhưng hiện đại, trông giống như những đường kẻ ô trong bộ phim Tron. Người mẫu được tạo hình giống như nhân vật Padme Amidala trong bộ phim Star Wars. Gần như hoàn hảo. Là fan của Raf Simons, nhưng đây là BST tôi không thích nhất kể từ khi ông làm việc cho Dior.




Không hẳn là thảm họa bởi vẫn có nhiều điểm tôi đánh giá cao. Hãy chia ra làm hai phần và phần đầu tiên là HIT. Dior by Raf is always about innovation. Sự cải tiến không chỉ ở chất liệu mà còn là ở những đường cắt hiện đại, giống như trang phục của các diễn viên trong phim khoa học viễn tưởng. Phần trang phục bó sát được kết kín kim sa lấp lánh được xem là nét đặc trưng của BST này. Tôi đặc biệt chú ý hai thiết kế váy chữ A gợi nhớ thiết kế trứ danh của Paco Rabanne, chỉ có điều thay vì ghép bằng kim loại, Raf Simons ghép bằng nhiều mảng vuông dệt kim công phu. Đặc biệt ở vài thiết kế cuối cùng, trang phục dệt kim với họa tiết Nordic lại được tạo hình từ kim sa, mang lại một cái nhìn mới hay như chúng ta thường nói "nhìn vậy mà không phải vậy".









Điều tôi cảm thấy khó chịu nhất ở BST này đó là những chiếc áo khoác và cách sử dụng họa tiết caro. Chúng giống như đang chống lại cơ thể của phụ nữ vậy. Chúng trông luộm thuộm đến nỗi tôi có thể tưởng tượng ra tiếng sột soạt khi người mẫu di chuyển và không buồn nhìn lại lần thứ hai. Raf Simons vốn có thế mạnh về tailoring nên vì thế những thiết kế này là hoàn toàn khó có thể chấp nhận.




Và nếu có ai đó nói rằng BST này chịu ảnh hưởng từ Nicolas Ghesquiere for Louis Vuitton thì nên nghĩ lại. Thậm chí NG cũng lấy cảm hứng từ Mary Quant và Francoise Hardy.

No comments:

Post a Comment