Sunday, October 15, 2017
Paris Spring 2018: Women on the run
Mặc dù là nghành làm đẹp cho nữ giới nhưng đa số người làm trong lĩnh vực này đều là nam giới. Hai năm trở lại đây phong trào nữ quyền trong thời trang trở nên mạnh mẽ hơn khi càng ngày càng có nhiều nữ nhân nắm vai trò quan trọng trong nghành công nghiệp. Tại Paris Fashion Week lần này có hai BST debut đáng quan tâm là Natacha Ramsay-Levi tại Chloe và Claire Waight Keller tại Givenchy.
Tại Chloé, một BST dễ thương nhưng cũng rất phong cách dành cho những cô gái thành thị trẻ trung sành điệu. Một cái tên mới toanh không được quá nhiều sự quan tâm hay mong đợi của truyền thông nhưng lại tạo ra được một thành quả ấn tượng. Cũng dễ hiểu vì sao BST chịu ảnh hưởng khá mạnh từ Nicolas Ghesquiere khi Levi từng làm việc với Nicolas trong nhiều năm. Cũng là trợ thủ của Nicolas nhưng xem ra Levi may mắn hơn Bouchra Jarrar.
Sunday, May 14, 2017
Louis Vuitton resort 2018: Into the world of the Sci-fi Samurai
Louis Vuitton resort 2018 in Ukiyo-e style
Artwork by me
Resort hay Pre-fall không còn là BST khỏa lấp khoảng trống giữa xuân/hè và thu/đông nữa mà trái lại, chúng đã trở thành công cụ để phô diễn của những thương hiệu thời trang tầm cỡ. Mặc dù cuộc đua resort 2018 chưa kết thúc, nhưng có vẻ Louis Vuitton đã về đích với tấm huy chương vàng danh giá.
Dior tại California, Prada tại Milan, Gucci sẽ tại Florence, Chanel với chủ đề Hy Lạp nhưng tại Paris còn Louis Vuitton lại là Kyoto, cố đô giàu bản sắc của Nhật Bản. Phải nói là năm 2017 này, các thương hiệu bắt đầu trở về tập trung vào thị trường Nhật Bản bởi dù thế nào đi chăng nữa, đây vẫn là thị trường chịu chơi ổn định chứ không phải hiện tượng bong bóng xà phòng như ở Thượng Hải và Hong Kong: Dolce&Gabbana và Dior trình diễn BST couture với những thiết kế dành riêng cho thị trường Nhật Bản, Chanel sẽ trình diễn lại BST Metier D'Art tại Tokyo.
Miho Museum, Kyoto
Sunday, April 9, 2017
Post-Soviet aesthetic and the Skinhead impact
Cuộc đổ bộ của thời trang phong cách hậu Sô Viết bắt đầu len lỏi vào thế giới thời trang cao cấp từ khi những cái tên như Demna Gvasalia của Vetements, Gosha Rubchinskiy được giới trẻ biết đến. Nhưng trước tiên, hãy tìm hiểu khái niệm về thẩm mỹ hậu Sô Viết.
Khối liên minh CNXH Sô Viết ở Đông Âu chính thức sụp đổ vào ngày 26/12/1991. Có thể nói đây là cột mốc quan trọng trong tiến trình lịch sử loài người khi sản phẩm chính trị CNXH lại bị tàn lụi tại chính cái nôi của nó, và vào ngay thời điểm bước sang thập niên cuối cùng của thế kỉ 20. Sự xụp đổ của mô hình chính trị này mở ra một chân trời văn hóa mới cho giới trẻ, những con người được sinh ra vào cuối thập niên 70 và đầu thập niên 80 tại Đông Âu. Họ bắt đầu tiếp nhận làn sóng văn hóa phương tây tân kì, từ âm nhạc cho đến thời trang, thứ mà thế hệ tiền bối của họ không có cơ hội được tiếp cận. Sau khi "bức tường" xụp đổ, họ thấy McDonald's, Coca-Cola, MTV, Vogue, Adidas... Đám trẻ tuổi teen lúc bấy giờ tại Nga hay Ukraine bắt đầu phát cuồng với những thứ thời trang và âm nhạc mới mẻ ấy, để rồi hơn 20 năm sau, những đứa trẻ ấy lớn lên và đổ bộ vào châu Âu, khuấy động thế giới thời trang bằng thứ thẩm mĩ "cọc cạch" của mình.
Sunday, March 12, 2017
In the flow of Vietnam
Việt Nam vốn là địa danh có nhiều danh lam thắng cảnh mà chúng ta được thấy qua điện ảnh và ảnh thời trang. Đáng buồn thay toàn là sản phẩm của người nước ngoài. Lần trước tôi có tổng hợp một vài bộ ảnh quảng cáo và ảnh tạp chí nước ngoài chụp ở Việt Nam mà tôi thấy thích nhất. Nay phát hiện được bộ ảnh "In the Flow of Vietnam" rất chất lượng nên muốn chia sẻ với mọi người.
Đăng trên tạp chí Madame Air France, tạp chí thời trang của hãng hàng không Pháp, bộ ảnh đẹp đáp ứng được hai tiêu chí làm người ta thích (muốn mua) đồ và làm người ta thích (muốn) đi du lịch. Đây là một ý tưởng hay đặc trưng của Madame Air France khi kết hợp chụp ảnh thời trang tại mỗi địa danh du lịch nổi tiếng mà ở đó ít bị chi phối bởi đồng tiền. Ảnh thời trang được kết hợp với những bài viết liên quan đến những địa danh đáng tham quan tại mỗi thành phố hoặc quốc gia. Điều đáng quý là ê kíp có sự lựa chọn về địa điểm chụp hình mà đến dân bản địa cũng mù tịt hoặc coi thường, để rồi làm toát lên cái hồn rất sinh động và đặc trưng mà người thưởng lãm có thể cảm nhận được. Quá là kì quặc khi người Việt chỉ cảm thấy bồi hồi trước cảnh Việt do người nước ngoài bấm máy. Tôi đồ rằng ê kíp đã trải qua hằng tháng trời để du lịch kiểu trải nghiệm để lần mò ra những "viên ngọc ẩn" giữa đất nước hỗn loạn mà tôi đang sống, hoặc có thổ địa làm quân sư.
Cảm ơn người chọn địa điểm chưa đủ. Tôi muốn trao huân chương cho stylist của bộ ảnh này khi mà không chỉ chọn phối những bộ trang phục mới nhất mùa mà còn phối nó ăn khớp với địa điểm chụp. Hãy xem cách mà bộ đồ da tua rua màu trắng ngà của Hermes phối hợp nhịp nhàng với bức tường đục lỗ, hay bộ đồ lấy cảm hứng từ sườn xám của Prada đứng giữa phố đèn lồng Hội An lung linh huyền ảo, hay chiếc túi hình học hài hòa với những đường ngang dọc trên cánh cửa cổ... Thủ thuật styling này không mới nhưng không phải ai cũng đủ nhạy bén để bố trí một frame hình khoa học như thế. Tuy nhiên shot ảnh mà tôi thích nhất lại là bức chụp ở phòng karaoke. Một nơi sến súa lòe loẹt ngày thường trông sao mà xa hoa đến thế, nhất là để cho người mẫu mặc bộ suit thập niên 70 ăn chơi nhảy nhót không thể "spot on" hơn.
Trong lúc đó, hãng hàng không nước nhà vẫn đều đặn xuất bản cuốn tạp chí đem lại cho người đọc cảm giác hoài cổ khi đang bay ở năm 2017 nhưng cảm giác như của những năm 1997 từ thiết kế layout cho đến hình ảnh và bài viết.
In the Flow of Vietnam
Photographer: Sonia Sieff
Stylist: France De Jerphanion
Model: Aneta Pajak
Subscribe to:
Posts (Atom)