Xin chào mọi người!
Lâu rồi không gặp nên có nhiều chuyện để nói lắm, nhưng lần này sẽ chọn vài thứ để nói, và hi vọng sẽ không bị ném đá nhé, hihi.
Thời trang Việt Nam hai ba năm gần đây quả thực đã phát triển hơn rất nhiều. Người người nhà nhà ăn mặc thời trang hơn, quan tâm đến thời trang hơn, giới editor thì đi fashion week như đi chợ, các tạp chí và thương hiệu nước ngoài cũng có mặt nhiều hơn ở Việt Nam. Cũng là dấu hiệu đáng mừng chứ. Tuần lễ thời trang Paris vừa kết thúc, mạng xã hội tràn ngập các nàng model bước ra từ các cuộc thi soải bước trên những sàn diễn quốc tế, rồi street style nọ kia các kiểu, lại còn xuất hiện trên Vogue đường đường chính chính. Dù ăn may hay gì cũng xin chúc mừng! (mặc dù dạo này Vogue đã trở nên thương mại hóa, ăn tạp hơn, kể từ cái lúc mà có cái loạt bài "10 điều bạn nên biết về show của ai đó" mà đọc xong cảm giác toàn thông tin vô bổ, rồi nâng bi Yeezy là mình cảm thấy đây không còn là trang thông tin đáng tin cậy rồi)
Nhân nói về street style, tôi xin chia sẻ về quan điểm cá nhân của mình. Tôi xin không bàn tới định nghĩa street style bị bóp méo ở nơi nào đó, chỉ nói về street style nguyên bản, thứ mà chúng ta thường thấy ở mỗi đợt fashion week về.
Vào những ngày xưa ấy, những bức ảnh street style thường được chụp ở những khu vực tổ chức các buổi trình diễn, bởi những nhiếp ảnh gia chuyên về street style như Tommy Ton hay Bill Cunningham, với đối tượng được chụp là những khách mời tham dự fashion show và người mẫu. Theo thời gian, thời trang qua những bức ảnh street style được quan tâm hơn cả những buổi trình diễn và rồi cả người mẫu lẫn thợ chụp hình cũng nổi lên theo.
Miếng bánh ngon thì ai cũng muốn ăn. Thợ chụp hình street style bây giờ đông như kiến cỏ, cũng như những-người-không-biết-là-ai-nữa cũng muốn được lên hình, hay street style trở thành công cụ lăng xê cho những chiếc t-shirt vô hồn "no fish no nothing". Tôi không phản đối vì tôi cũng hay xem hình street style lắm, cũng nhiều người ăn mặc chất phết. Thế nhưng cái gì nhiều quá cũng làm bạn phát ngán.
Những ai phát ngán đầu tiên? Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết họ chính là những fashion insiders (trừ những người có máu attention whore như Anna Dello Russo). Mỗi độ fashion week về thì sự xuất hiện của nhiếp ảnh gia street style là điều rất thú vị, nhưng về sau sự xuất hiện đó làm họ phát bực. Trung tâm thời trang trở thành nơi để khoe mẽ. Hirofumi Kurino, giám đốc sáng tạo và là đồng sáng lập thương hiệu bán lẻ đồ xa xỉ United Arrows từng chia sẻ, ông mà biết chỗ nào có đám thợ chụp hình street style đang "phục kích" là lập tức đi đường khác. Thậm chí ông còn cố ý ăn mặc thật bình thường để không bị chú ý. Nhưng bù lại, nếu Tommy Ton hay Scott Schuman chụp thì ông sẵn lòng.
(Hirofumi Kurino có lẽ ít được biết đến nhưng ông này mặc đồ cực đẹp và chỉ thường xuất hiện ở các tuần lễ thời trang cho nam giới)
À! Quên cái này nữa! Các bạn biết vì sao các show thời trang thường diễn ra trễ hơn so với lịch trình không? Ngoại trừ một số nhân vật đặc biệt thích chứng tỏ độ quan trọng bằng cách để mọi người phải chờ mình (a.k.a nữ hoàng băng giá Anna Wintour) thì những người mẫu hoặc khách mời còn bận mải mê tạo dáng mỗi chục mét đường với các nhiếp ảnh gia làm cho các buổi trình diễn trễ 30 phút là chuyện thường.
Chốt lại một câu: Street style is used to be cool.
Trong thời buổi đói khát thông tin như hiện nay thì bỗng dưng Lanvin công bố creative director mới là một điều thực sự rất đáng chú ý, và shock hơn cả khi đó chẳng phải là cái tên mà ai cũng nghĩ đến, mà lại là một người phụ nữ đáng gờm nhưng chẳng ai biết tên, Bouchra Jarrar. Bouchra có một background khủng khi từng là cánh tay đắc lực của Nicholas Ghesquiere thời còn ở Balenciaga, tiếp đó là Christian Lacroix và sau đó là thương hiệu haute couture riêng với một lượng khách hàng ổn định.
Việc này có ý nghĩa hơn so với câu ậm ừ ngán ngẩm mỗi khi có một ai đó mới đáp cánh đến một thương hiệu. Không chỉ mang một hơi thở mới cho Lanvin, Bouchra Jarrar còn là một NTK nữ tài năng hiếm hoi trong thế giới mà đàn ông làm đẹp cho phụ nữ. Nhất là khi cái bóng của Alber Elbaz quá lớn. Trong khi thời trang đang càng ngày càng nhạt nhòa đến mức bạn chưa kịp nhận ra nó bắt đầu thì nó đã kết thúc thì đây là lí do để chúng ta chờ cho tuần lễ thời trang lại đến.
Lại nói về tuần lễ thời trang. Sẽ có một ngày Việt Nam dẫn đầu thế giới khi mà giờ đây, các thương hiệu nước ngoài sẽ trình diễn các BST theo mùa thay vì cầm đèn chạy trước ô tô những 5, 6 tháng như trước đây nữa. Burberry, Tom Ford, Paul Smith và trước đó có Azzedine Alaia và Celine (chỉ lộ hình pre-fall và resort vào đúng thời điểm đồ đến store) và hẳn là danh sách sẽ còn nữa. Okay, you just do what you have to do that's good for your brand, as long as you can deliver a great collection which i think impossible lol.
Hôm nay vừa đọc được tin này thấy buồn cười khôn xiết: Kanye West đã nổi điên và sẽ trình diễn 6 BST và 3 album một năm, theo twitter của hắn. Đọc xong chỉ biết trợn mắt rồi cười cợt chứ cũng không biết làm gì hơn. Trong khi Christopher Bailey của Burberry được coi là người phá luật của lịch trình thời trang thì Kanye đóng vai kẻ phá hoại thời trang.
Hôm nay vậy thôi, nói linh tinh nhiều quá lại bị ghét. Xin chào tạm biệt và không hứa sẽ gặp lại!
Đã lâu k thấy bạn viết bài. Nói vui 1 chút thì tôi tự nhận mình là một fan trung thành của bạn, rất hứng thú với những bài viết về thời trang trên blog này :)) Sau mỗi tuần lễ thời trang (đặc biệt sau mỗi show diễn của Dior tôi đều rất chờ đợi bài viết của bạn). Nhân nhắc tới Dior, bạn nghĩ sao về việc Jonathan Saunders đầu quân cho Dior?
ReplyDeletep.s: Tôi rất thích ngắm những bức ảnh street style của Tommy Ton, Phil Oh và Anh Huy Phạm trên instagram
Cám ơn bạn đã quan tâm đến blog của tôi. Điều này thực sự làm tôi rất vui khi biết rằng có người đọc những gì mình viết trên này. Do công việc quá bận rộn và có nhiều biến động xảy ra làm tôi không còn hứng thú viết lách nhăng cuội như thế này nữa. Nhưng có lẽ sắp tới tôi sẽ chăm viết lách hơn, hi vọng bạn sẽ tiếp tục ủng hộ.
DeleteVề tin đồn Jonathan Saunders về Dior, tôi nghĩ đây vẫn là tin đồn nhưng thường thì tin đồn dễ thành sự thật, mà nhất là đây lại là một sự lựa chọn ngẫu nhiên, giống Bouchra Jarrar và Lanvin vậy. Về mặt tích cực, tôi ủng hộ Dior mạo hiểm chọn một NTK ít tên tuổi, đại loại là cho các NTK ít biết đến cơ hội để tỏa sáng hơn là một NTK quá nổi danh sắp hoặc vừa bị đào thải. Nhưng mặt khác, tôi lại khá ngờ vực về Jonathan vì tôi cảm thấy những thiết kế của anh ta khá chán và không có dấu ấn cá nhân, họa chăng là cách phối màu đẹp mắt.
Nhưng tất cả chỉ là phỏng đoán. Biết đâu anh ta sẽ làm nên chuyện. Nếu vậy thì tuần lễ thời trang sắp tới rất đáng chờ đợi.
Cuối năm vừa rồi Jonathan đã đóng cửa thương hiệu thời trang cá nhân của anh ta, tôi nghĩ có lẽ đó là một động thái cho việc anh ta sắp chuyển đến Dior. Tôi không biết nhiều về Jonathan, nhưng theo những gì tôi tìm hiểu được thì có lẽ Dior vẫn muốn tiếp tục xây dựng hình ảnh của hãng theo con đường mà Raf đã từng xây dựng trước đây, bởi thực tế đế chế Raf ở Dior đã từng rất thành công về mặt thương mại, đem lại doanh thu khổng lồ và thu hút một lượng lớn khách hàng mới cho Dior. Phải chăng họ muốn điều tương tự xảy ra khi chọn Jonathan, tiếp tục mạch thành công mà Raf đã làm đc? Show diễn Haute Couture FW vào tháng 7 sắp tới của nhà Dior chắc chắn sẽ rất đáng chờ đợi với cả giới thời trang, giống như cách đây 4 năm khi Raf lần đầu đến Dior vậy.
DeleteNhắc tới Raf, tôi rất mong 1 ngày k xa him trở lại với thời trang nữ. Xem Dior and I, thấy đc những gì diễn ra đằng sau 1 BST, tôi gần như bị ám ảnh với phong cách làm việc cũng như tư duy thời trang của Raf. Là 1 fan của Raf,nếu có 1 ngày Raf trở lại với thời trang nữ, theo bạn đâu sẽ là bến đỗ phù hợp nhất cho ông?
Thay vì tìm một bến đỗ, tại sao không mở rộng dòng thời trang nữ cho riêng mình? Mặc dù tôi rất thích chất minimal trong trẻo ở Jil Sander, hay minimal cao sang ở Dior, nhưng tôi cũng rất muốn thấy sự lãng mạn u ám đặc trưng của Raf, hay nói cách khác, tôi muốn thấy Raf tự do phác họa nên người phụ nữ của mình.
DeleteKhông biết anh có nghe được tin này không nhưng raf chính thức trở thành giám đốc sáng tạo chính của Calvin Klein. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với NYFW. Ta có thể chiêm ngưỡng dòng thời trang nữ của raf một lần nữa. À Maria Grazia Chiuri là giám đốc sáng tạo dòng thời trang nữ mới của Dior, hi vọng lần hợp tác này sẽ không tệ như vụ hợp tác của Demna Gvasalia với Balenciaga.
DeleteTôi vẫn luôn theo sát những diễn biến này. Không chỉ mỗi được thấy Raf làm womenswear nữa thôi đâu mà còn có khả năng sẽ tạo thành một hiện tượng hay chí ít là làm cho NYFW bớt bị quên lãng hơn. Có người còn mong Raf sẽ tạo ra được một hiện tượng giống Helmut Lang, và cũng có người thấy tiếc vì Raf không về Helmut Lang. (Tôi cũng thấy ông ta khá phù hợp nhưng điều đó là không thể vì Helmut Lang không đủ tiền thuê Raf đâu)
DeleteCòn về Dior và Maria thì tôi không thấy hứng thú lắm và không hi vọng gì nhiều vì 2 lí do: Dior thích kiểm soát các NTK và một nửa Valentino làm tôi buồn ngủ.
Demna x Balenciaga? Cho cười phát!
Cảm ơn vì bài viết của bạn. Tôi thật sự thích cách nhìn nhận vấn đề theo các chiều hướng khác nhau của ngành thời trang qua các bài viết của bạn. Trong bài viết này, bạn cũng đề cập đến vấn đề mà tôi phải đồng tình với bạn đó chính là Vogue đã trở nên thương mại hóa. Tôi không hiểu tại sao một trang mạng có uy tín như style.com lại đổi tên thành vogue.com.Dường như số lượng quảng cáo và quảng cáo trá hình nhiều hơn trước. Sự ra đi của cây viết kì cựu như Tim Blanks và sự nhồi nhét các "siêu người mẫu" như Gigi Hadid, Lily Aldridge và kendall jenner hay các bài đăng về hướng dẫn cách phối hàng hiệu để bạn trở nên phong cách như các ngôi sao trong các bộ phim hay MV hoặc phóng đại thành công của các thương hiệu chẳng có chất xám. Đôi khi tôi thấy những mẫu quảng cáo phim itunes thậm chí còn có hồn hơn các chiến dịch quảng cáo được đăng lên trang. Đây cũng là hồi chuông cảnh báo cho voguerunway khi bộ phim về ý thức và trách nhiệm nhà báo Spotlight đã được vinh danh tại lễ trao giải Osacrs 2016.
ReplyDeleteCám ơn bạn đã quan tâm bài viết của tôi.
DeleteCó lẽ thời buổi hiện nay là thời buổi của những cuộc chạy đua về doanh số, không chỉ với các thương hiệu mà còn cả các đầu báo. Có người từng nói với tôi rằng thời thế đã thay đổi và bạn phải cố gắng hòa nhập, còn không phải chấp nhận bị đào thải. Christian Lacroix là điển hình của giới thiết kế hay một vài các tờ tạp chí của Conde Nast bị ngưng xuất bản. Và có lẽ để tồn tại thì họ phải trở nên thương mại hóa hơn, đổi lại là những sản phẩm vô hồn nhạt nhẽo.
Về vogue.com, phải nói rằng tôi cực kì ghét nội dung đăng trên đấy. Được mệnh danh là kinh thánh thời trang nhưng giờ đây chẳng khác nào tạp chí cẩm nang mua sắm xa xỉ. Ôi nếu vậy thì họ đang làm tệ hơn Porter, tạp chí của một trang mua sắm online.
Tôi không hi vọng thời trang sẽ quay về thời hoàng kim, ít nhất là của 6 năm về trước, nhưng tôi mong rằng cái giai đoạn hỗn loạn này qua thật nhanh và thời trang chuyển mình theo một hướng mà vẫn còn đất cho những đam mê thời trang chân chính, hơn là trằn trọc về lợi nhuận hay sự nổi tiếng ảo.