Monday, July 7, 2014

Dior couture fall 2014-The time travelling Icy Queen


Người ta có nói "Wine tastes better with age". Có lẽ trường hợp đó đúng với Raf Simons tại Christian Dior. Từ một NTK theo trường phái tối giản, chưa có kinh nghiệm trong haute couture đến với thương hiệu thời trang cao cấp nổi tiếng của Pháp là một chặng đường rất ngắn nhưng vô cùng áp lực, nhưng Raf Simons đã khẳng định vị trí của mình tại đây. BST couture thu đông 2014 của Dior lại là một cú hit nữa cho mùa thời trang cao cấp lần này.

Đầu tiên hãy nói về trình tự của buổi trình diễn. Raf Simons xắp xếp cho những chiếc ball gowns cho tiệc đêm xuất hiện trước rồi kết thúc bằng trang phục day wear. Tuy nhiên, mức độ cầu kì lại tăng dần về phía sau, ở những chiếc váy suông nhẹ nhàng và áo khoác. Sự đảo chiều này dựa trên ý tưởng tổng hợp từ 8 nhánh cảm hứng, vâng, những 8 nguồn cảm hứng. Một lần nữa Raf Simons lại "cả gan" cho mình quyền được là Christian Dior để chu du về quá khứ, trải qua các giai đoạn lịch sử để suy nghĩ nếu Christian Dior ở giai đoạn này, ông sẽ sáng tạo như thế nào?

Bạn chắc hẳn còn nhớ BST couture thu đông năm ngoái của Dior với những 4 nguồn cảm hứng nhỏ và hoàn toàn gây rắc rối và lộn xộn. Mặc kệ cho người ta nói gì, một năm sau đó Raf Simons tổng hợp 8 BST nhỏ gom vào một BST lớn, giống như đang thách thức những lời dèm pha ác ý và đồng thở thách thức chính mình. Điều bất ngờ là chúng ta không thể nhận ra BST này là sự tổng hợp bởi 8 nguồn cảm hứng của 8 giai đoạn lịch sử. Đây chính là điều tôi nói ở trên, Raf Simons đã khôn khéo hơn để trình bày một BST có tính liên kết và đồng nhất, dù nó đến từ nhiều luồng cảm hứng.





Ball gown của thế kỉ 18, áo khoác dài thuộc kỉ nguyên Edwardian của Anh từ đầu thế kỉ 20, Jumpsuit phi hành gia, bar jacket thập niên 1950 và còn một vài giai đoạn mà vốn kiến thức nghèo nàn của tôi chưa nhận ra. Trên những trang phục đó là kĩ thuật cắt may tailoring thượng thừa, thêu đính tỉ mỉ mà nếu so với những BST khác của Raf Simons (trừ BST couture debut) thì có thể nói là chắc tay nhất. Đó là những bông hoa nhỏ đáng yêu, hay thậm chí chỉ là những đường chỉ thêu cơ bản nổi bật trên nền vải chiffon cũng làm ta cảm thấy hài lòng. Sự lựa chọn và kết hợp màu sắc cũng là một điểm mạnh của BST. Từ những màu nổi như xanh cobalt, cam, đỏ hoa hồng cho đến những màu pastel như hồng phấn, xanh da trời... Sự kết hợp những màu sắc này trên nền đen và trắng hiển nhiên là không mới nhưng cực kì khôn ngoan.





Một vài ý kiến cho rằng BST mang hơi hướng Chanel và Oscar de la Renta. Tôi đồng ý khi nói về Chanel. Không gian trắng muốt, một số chiếc áo khoác cổ tròn và kiểu trang điểm nhẹ nhàng có thể làm bạn nhớ lại một số BST trong giai đoạn 2005-2006. Nhưng tôi không đồng ý nếu nói BST này rất Oscar de la Renta. NTK Mĩ không phải là người phát minh ra Ball gown cũng như New Look, vì thế tôi chỉ đồng ý với mệnh đề ngược lại.

















No comments:

Post a Comment