Cho đến hôm nay đã là ngày thứ 3 của tuần lễ thời trang cao cấp Paris, thời điểm mà tại kinh đô thời trang cho trình diễn những điều không tưởng của thời trang nhưng dường như bầu không khí có vẻ nhạt nhòa. Mặc dù chúng ta cảm nhận được điều đó qua mỗi mùa couture fashion week, nhưng không thể không thừa nhận cảm giác háo hức muốn biết các nhà mốt sẽ trình diễn thứ gì.
Christian Dior vẫn luôn được người người trông ngóng. Cứ như thường lệ, mỗi khi show diễn của Dior kết thúc thì sẽ lại có những luồng dư luận trái chiều vô cùng gay gắt, chủ yếu vẫn đến từ những tín đồ đạo Maximalism, hay đơn giản chỉ vì không ưa Raf Simons. Có vẻ như số này luôn có lí do để ghét Dior mới bởi người ta có câu "Ghét ai ghét cả tông chi họ hàng."
Theo như thông tin tôi nhận được thì hai giờ sáng của hai hôm trước Dior sẽ trực tiếp nhưng lại có hình ảnh từ 8 giờ tối đã tràn ngập internet. Tôi cảm thấy vô cùng hụt hẫng, trống rỗng bởi những gì tôi đã thấy và thầm mong rằng liveshow lúc 2 giờ sáng sẽ có gì đó hay ho hơn, hoành tráng cỡ căn phòng đầy hoa hay khu vườn trong nhà... (nhưng sự thật thì chả có cái liveshow nào cả, blame it on you, Dior.com)
Tôi đã xem đi xem lại nhiều lần và vẫn không thể tin được đây là Dior haute couture bởi nó quá nhẹ nhàng nữ tính kiểu Chloe nhưng cũng đồng thời mạnh mẽ và khỏe khoắn của Balenciaga by Nicolas Ghesquiere. Không phủ nhận có những mẫu tôi cảm thấy rất vừa mắt, hơn nữa với bề dày sự nghiệp, phong độ cũng như thành quả đã đạt được của Raf trong nhiều năm khiến tôi bình tĩnh, và chờ đợi. Tôi cần thêm thời gian, và thông tin để hiểu thêm về BST rồi sau đó ghét hay thích cũng chưa muộn. Chẳng phải John Lennon cũng nói "Don't hate what you don't understand" đó hay sao?
Chúng ta có thể thấy được những nét chính ở BST này: Nữ tính, Đơn giản, Hiện đại, rất 1960s. Raf Simons bày tỏ, ông muốn biết điều gì sẽ thay đổi ở Dior nếu như Monsieur tiếp tục sự nghiệp đến những năm 1960s, khi mà sự thay đổi diễn ra thật rõ rệt. Khoan hãy bàn đến mức độ thẩm mĩ, Raf Simons thực sự là một tay bá đạo, ngạo mạn và gan dạ khi "dám" tưởng tượng và thực hiện điều này. Ông thực hiện ước mơ, viễn tưởng của mình nhưng khác với những mộng tưởng mà người ta gán cho Couture, chúng rất thực tế. Nếu ví Couturiers là những kẻ mơ mộng thì Raf Simons là kẻ tỉnh táo nhất.
Thập niên 1960s nổi bật trong lịch sử thời trang bởi bước cải cách mạnh mẽ trong tư duy cũng như kiểu dáng. Raf Simons có vẻ như đã tái hiện đúng đắn, và có phần mạnh tay khi tưởng tượng ra một Dior ở thập niên 1960s, khiến cho BST có phần Raf Simons Haute Couture hơn là Dior Haute Couture.
Nếu so với BST couture "all-over-the-place" thu đông 2013, thì rõ ràng BST này tiến bộ rất rất nhiều. Tiến bộ trong bố cục, cấu trúc, "flattering" hơn và cũng đồng bộ hơn. Và một điều nữa là chúng có vẻ dễ mặc hơn rất nhiều so với những BST trước đây của Raf cho Dior, khiến cho nó vô tình bị gán mác RTW đội lốt couture. Nhưng cũng không sao vì ý tưởng mặc Couture như RTW cũng không tệ. Kĩ thuật chủ yếu của BST này là cut out kết hợp thêu đính, những chi tiết nhỏ đến mức phải nhìn thật kĩ.
Bên cạnh đó, vẫn có những thứ tôi không thích cho lắm như những bộ jumpsuit ngắn và những đôi giày kiểu thể thao.
Tôi không nghĩ những sáng tạo của Raf Simons tệ hại bởi nếu vậy thì chẳng có hàng tá NTK ngoài kia đang sao chép lại những thiết kế đó. Không dám khẳng định, nhưng cá nhân tôi cảm thấy yếu tố gây cảm hứng ở BST này, và tôi nghĩ một BST có thể làm cho bạn muốn copy là một BST thành công.
Những bộ trang phục trông rất tuyệt khi chuyển động
Tôi chờ đợi nhiều nhất là được thấy Dior Couture, quả thật đầu tiên tôi rất thảng thốt, tôi nghĩ về khu vườn Raf từng làm trước đó rồi tự hỏi hay ông ấy mất trí trong mùa này. Nhưng sau đó, tôi tìm xem một số video trên mạng về cách mà Dior tạo ra các chất liệu, cách họ đục thủng vải và zoom vào cận cảnh từng bộ đồ, tôi nhận ra nhận định của mình lúc đầu đổ vỡ hoàn toàn, Dior dưới tay Raf vẫn rất " khủng khiếp" báo hiệu sự thống trị thảm đỏ như trong năm 2013. Như có người nói, quên Jonh đi, bây giờ là thời của Raf rồi. Nói tóm lại, tình yêu đã có lúc lay động của tôi với Dior lại trở về tràn trề như xưa. Dior tuyệt nhất.
ReplyDeleteBởi vì chẳng phải vô tình mà một minimalist như Raf Simons lại được chọn vào Dior. Tôi thích sự rung động trong những gì mà Raf đang làm, nó giống như điện tâm đồ vậy. Bạn có thể ghét nó cực kì nhưng rồi bạn sẽ lại thấy lí do để thích nó và cảm thấy thật tội lỗi. Rồi bạn mong chờ mùa sau một cách đinh ninh về những gì Raf định làm nhưng rồi vỡ mộng và thấy thất vọng, thất vọng rồi lại mê mẩn, cứ như một vòng tròn vậy.
Delete