Ngoài tầm nhìn bị che khuất, đôi chân bị bó chặt và cơ thể lúng túng trên những đôi giày thiết kế bất tiện thì một khó khăn khác khi người mẫu trình diễn những thiết kế avant-garde là sự gò bó và vướng víu của trang phục. Vào thế kỉ 18 người ta phải vật lộn với corset, hi sinh sức khỏe và thậm chí tính mạng chỉ để được vòng eo siêu nhỏ. Mặc dù ngày nay, người ta không phụ thuộc hoàn toàn vào corset hay corset ngày nay không quá tàn khốc như ngày xưa, nhưng trên sàn diễn, chúng ta vẫn thấy sự chịu đựng của khổ chủ.
Như tôi đã ví von kì trước, McQueen như một kẻ nghiện dùng hình trên sàn diễn thời trang, và "cực hình" ưa thích của ông là nhồi người mẫu vào một khuôn mẫu hoàn hảo. Những chiếc corset của McQueen vừa trông như áo giáp, lại vừa giống với một trong những cực hình của châu Âu xưa. Ở đây tôi xin giới thiệu một vài mẫu điển hình.
Khi di chuyển, trên cơ thể người có hai phần chính cử động đó là vai và hông. Thế nhưng trong những bộ giáp của McQueen, một trong hai sẽ bị hạn chế. Chính vì lí do đó mà người mẫu bước đi thật khổ sở. Đơn cử mẫu giáp của BST thu đông 2007, không chỉ phần vai không được cử động, mà cả phần cổ và đầu cũng bị hạn chế, khiến cho việc nhìn đường băng trở nên khó khăn hơn. Trông cô người mẫu đó bước đi thật khổ sở.
Một kiệt tác đáng nhớ khác của McQueen đó là mẫu áo giáp được ghép từ những mẩu kim loại kiểu Paco Rabanne trong BST thu đông 2009. Bộ giáp ôm sát cơ thể của người mẫu, kể cả phần đầu. Tuy không phải là corset hay áo giáp nhưng mẫu kế cuối cũng có thể xem như một cực hình. Chiếc váy trắng toàn bộ được kết lông vũ suông dài đến quá gối. Trên chiếc váy đó có chi tiết trông giống một cái hộp mà không cho phép tay cử động, không cho phép người mẫu quay trái quay phải hay nhìn hướng nào khác trừ chính diện, vậy là cô người mẫu đã được "fitted in a perfect box". Nhưng hình như bấy nhiêu đó chưa đủ khó, cô ta còn phải đeo đôi guốc kiểu Nhật cao gần 10 inches nữa.
Thế nhưng tất cả những ví dụ trên chỉ là ví von, còn trường hợp này của Christian Dior lại là hoàn toàn sát nghĩa. Lấy cảm hứng từ Jeanne d'Arc, show diễn cao cấp thu đông 2006 của nhà Dior tái hiện lại thời kì lịch sử cuộc cách mạng Pháp mà trong đó những người mẫu hóa thân thành Joan, khoác lên mình những bộ giáp kim loại nặng nề.
Gareth Pugh thu đông 2007
Heavy Lifters
Chiếc váy quá nặng và luộm thuộm khiến cho người mẫu phải vấp té. Alexander McQueen thu đông 2009.
BST xuân hè 2008 của McQueen là sự tri ân của McQueen và Philip Treacy đến với Isabella Blow. Ngoài sự khó khăn sẵn có tại trang phục của McQueen, người mẫu còn được "khuyến mãi" thêm headpiece bằng kim loại hình cây tùng của Philip Treacy. Phải công nhận rằng những người mẫu trong các show diễn của McQueen là siêu mẫu.
Đối với John Galliano thì câu nói "More is More" là chính xác nhất. Những thiết kế tràn ngập những chi tiết xếp li, tầng tầng lớp lớp vải vóc làm cho người mẫu như ngoi ngóp trong biển vải. Chiếc váy dạ hội màu đen trên trong show diễn cao cấp thu đông 2008 làm cho người mẫu phải vấp vài lần, rất may là không ngã hẳn và vấp ngay phía đầu sân khấu.
BST cao cấp xuân hè 2003 và đôi bông siêu hạng của BST cao cấp năm 1999
Iris van Herpen thu đông 2011
Mẫu trên nằm trong BST thu đông 2005 của Viktor&Rolf. Đây là một show diễn rất thú vị và buồn ngủ, nghe có vẻ đối lập nhưng hoàn toàn hợp lí. Cặp thiết kế này đưa hẳn chăn, đệm, gối lên sàn diễn, gắn nó dính chặt với người mẫu.
Show diễn thu đông 2007 lại giống như cuộc diễu hành của những bóng ma. Người mẫu ngoài phải đi những đôi giày gỗ của Hà Lan, họ phải đeo thêm những giàn đèn sân khấu nặng nề, mặc những trang phục trông như rèm cửa treo lên cả những khung sắt. Những bước đi nặng nề, e dè của họ trông thật khắc khổ.
Ở Viktor&Rolf luôn đem đến những sự thú vị. Ví như show diễn thu đông 2010, siêu mẫu Kristen Mcmenamy mở màn, khoác lên chiếc áo khoác khổng lồ với hơn chục bộ trang phục khác bên trong. Và những người mẫu khác bước ra, hai NTK đích thân đứng trên sàn diễn, lột từng trang phục từ Kristen rồi mặc lại cho những người mẫu khác cho đến lúc Kristen chỉ còn một bộ trang phục đơn giản. Quá trình lại được lặp lại, những người mẫu khác lại bước ra, nhưng Viktor và Rolf lại cởi đồ từ những người mẫu đó mặc lên cho Kristen.
Mặc dù những người mẫu phải chịu đựng rất nhiều thử thách như thế trên sàn diễn, nhưng dù sao thì đó cũng là nghề nghiệp của họ. Sự thật thì ngày nay, những khoảnh khắc đó hầu như biến mất, khoảnh khắc mà người mẫu thì bước đi dè dặt, người xem thì nín thở không biết lúc nào thì những người mẫu kia ngã. Loạt bài ôn lại quá khứ này như gợi lại những khoảnh khắc đáng nhớ trên sàn diễn đó, cũng như một món ăn cầm hơi cho thời buổi khan hiếm yếu tố bất ngờ của thời trang hiện nay. Có thể qua lời văn của tôi, cũng như cách truyền đạt lần này khá lủng củng, nhưng tôi mong rằng bạn đọc sẽ có được phần nào những cảm xúc đó.
No comments:
Post a Comment