Wednesday, August 8, 2012

Tribute to Olivier Theyskens: When Fashion speaks Art, not Money

Bên Multiply vừa thông báo ngày 1/12 sẽ chính thức đuổi cổ người dùng đi. Mặc dù bên đó không phải là mảnh đất màu mỡ cho những thứ tôi viết, nhưng mà cái gì gắn bó lâu dài thì cũng nảy sinh tình cảm. Thôi thì cuộc vui nào cũng có hồi kết thúc, sau entry này tôi sẽ chuyển những bài viết cũ ở Multiply qua đây trong khi chưa nghĩ ra được cái gì để kể lể. Có thể những quan điểm hay thông tin lúc bấy giờ khi đọc lại sẽ thấy cọc cạch, hay lỗi thời, nhưng tôi muốn giữ lại tất cả, thay vì chỉnh sửa cho phù hợp.

Nếu muốn xem lại những bài tôi chuyển qua, hãy về trang chủ koibito90.blogspot.com để theo dõi. Xin cảm ơn.




Nói về nghệ thuật, một khi đã dính mùi tiền thì nó sẽ không còn là nghệ thuật nữa. Thời trang cũng vậy. Thực tế hiện nay, thời trang mang tính công nghiệp hơn bao giờ hết. Tất cả chỉ xoay quanh doanh số bán buôn, các mặt hàng phụ kiện và nước hoa( vì dễ bán hơn cả), thị trường chứng khoán, danh tiếng và sự phổ biến rộng rãi. Không còn chỗ cho các nghệ sĩ thời trang thỏa thích sáng tạo, mà thay vào đó, áp lực doanh thu từ các ông chủ lớn đã đánh gục trí tưởng tượng không giới hạn của họ. Trong những NTK của thế kỉ 21 thì Olivier Theyskens là một ví dụ điển hình nhất cho nỗi đau trên. 


Khởi đầu gian nan
Xuất thân từ gia đình không một ai làm nghệ thuật, nhưng từ nhỏ, Theyskens đã rất thích vẽ, và anh đã xác định rằng anh muốn làm thời trang haute couture. Và dĩ nhiên, một trường thiết kế sẽ là sự lựa chọn của Theyskens. Nhưng sau hai năm học ở Ecole Nationale Superieure, Theyskens bỏ học và bắt đầu thương hiệu của riêng mình, có lẽ môi trường đại học là không đủ với một người như anh ta.

imagebam.com

Những BST của Theyskens lúc bấy giờ sa vào gothic quá đà, nhưng theo hướng của một nghệ sĩ hơn là một nhà kinh doanh thời trang. Những trang phục của anh bán rất chạy, nhưng không đủ để cứu thương hiệu đầu đời thoát khỏi bờ vực phá sản bởi vẫn không đủ tiền để tiếp tục hoạt động. Nhưng bù lại, Olivier Theyskens trở thành một cái tên phi thường, sẵn sàng cho một tương lai nhiều hứa hẹn.

imagebam.com

imagebam.comimagebam.com

Rochas và cú shock đầu tiên

Có thể nói được chọn làm giám đốc sáng tạo cho Rochas là một sự may mắn và là cơ hội lớn với Theyskens. Được chọn vào Rochas năm 2002, và BST đầu tiên được trình làng vào mùa xuân năm 2003, Olivier Theyskens trở thành một ngôi sao sáng. Show diễn gây choáng ngộp bởi những trang phục RTW được thiết kế với cấu trúc và chi tiết của Haute Couture. Theyskens như thổi một làn gió mới trong lành, mát mẻ vào Rochas, đem lại một Rochas hoàn toàn mới, rất lãng mạng, rất thơ mộng và hoàn toàn mê đắm.

imagebam.comimagebam.com

imagebam.comimagebam.com

imagebam.comimagebam.com

Giống như một anh hùng, Olivier Theyskens vực dậy Rochas, biến Rochas thành tâm điểm mới. Những khách hàng của Rochas, hay đúng hơn là của Theyskens là Nicole Kidman, Kristen Dunst, Jennifer Aniston, Jennifer Lopez, Rachel Weisz, Sarah Jessica Parker... Ai lại không muốn mặc lên người những chiếc váy đẹp như mơ kia chứ?

imagebam.com

Mặc dù chỉ là những BST RTW, nhưng Olvier Theyskens rất chú ý vào cấu trúc và chi tiết. Tất cả mọi thứ, từ những thứ nhỏ nhất, cơ bản nhất như đường kim mũi chỉ, kích cỡ cho đến công đoạn hoàn thành điểm xuyết chi tiết cũng phải tuân thủ quy luật của Haute Couture.
imagebam.com

Nhưng cũng chính vì những BST của Olivier Theyskens cho Rochas quá đẹp, quá lãng mạn, và quá cao cấp đã làm cho anh phải điêu đứng. Rochas dưới thời Theyskens thiếu đi sự quen thuộc, dễ dàng, và gọn lẹ. Chính điều này làm cho doanh thu bán hàng giảm mạnh. Một trang phục của Rochas thời đó có thể lên đến vài chục ngàn Dollar, quá xa vời, kể cả với những người có của bởi dù sao thì nó vẫn chỉ là couture đội lốt RTW, trong khi nguồn thu từ các khách hàng nổi tiếng không đủ để cân bằng doanh số. Giống như những thương hiệu khác, các BST phụ kiện như túi xách, mắt kính và nước hoa sẽ là mặt hàng chủ lực, nhưng Theyskens đã từ chối dính líu tới những thứ "trần tục" đó. Một trong những thất bại của Theyskens lúc này là quá sao lãng PR và quảng cáo. Giải thích cho những việc này, Theyskens nói anh muốn chấm dứt sự thô tục đang hoành hành toàn cầu hiện nay.

Những thiếu sót đó đã trực tiếp làm mất lòng những thương gia thời trang. Và chẳng lấy làm ngạc nhiên, Rochas đá Olivier Theyskens sau ba năm gắn bó.

Vết xe đổ tại Nina Ricci

Mặc dù sinh ra không phải là con nhà giàu để có thể thỏa thích vùng vẫy với đam mê, nhưng bù lại Olivier Theyskens có một óc sáng tạo và trí tưởng tượng bay bổng, dễ dàng lấy được cảm tình của bà đầm thép Anna Wintour. Nữ chủ biên đầy quyền lực này ngoài nổi tiếng với danh nghĩa kẻ thao túng nghành xuất bản Mĩ, ngông cuồng trong thế giới thời trang và đầy thách thức với các tổ chức quyền động vật thì Anna cũng đóng một vai trò khá quan trọng với nghành công nghiệp thời trang với tư cách bà bầu mát tay. Theyksens như đứa trẻ bơ vơ sau khi bị Rochas cho ra rìa, và thật may mắn, Anna Wintour đã đến và giúp đỡ anh như một bà tiên. Cánh cửa này khép lại thì cánh cửa khác mở ra, và Nina Ricci chào đón giám đốc sáng tạo mới-Olivier Theyskens.


BST thu đông 2007 là màn chào hỏi đầy ấn tượng. Trong làn sương khói mờ ảo, khu rừng mùa đông của Theyskens như lấy đi sự tập trung của cả không gian trình diễn. Rút tỉa kinh nghiệp từ thời gian làm ở Rochas, Nina Ricci dưới bàn tay của Theyskens vẫn lãng mạn, nữ tính và nhẹ tựa lông hồng nhưng trẻ trung và dễ dàng hơn. Vẫn giữ nguyên tôn chỉ couture hóa RTW, những trang phục của Nina Ricci vẫn đứng trên casualwear rất nhiều. Áo jacket thể thao thoải mái với chi tiết xếp vải và phá cấu trúc của một chiếc áo jacket thể thao thông thường, hay áo sweater với những lằn nổi chéo, kết lông đà điểu rất cầu kì, tạo hiệu ứng rất bắt mắt khi di chuyển, và cũng không thể bỏ qua những chiếc váy dạ hội phức tạo với nhiều chi tiết tỉ mỉ.
imagebam.comimagebam.com

imagebam.comimagebam.com

Nhưng dường như sự cố gắng thay đổi của Theyskens là không đủ. Cũng lại lí do cũ, duyên nợ giữa Olivier Theyskens và Nina Ricci đứt gánh sau tròn ba năm gắn bó. BST thu đông 2009 là BST cuối cùng của Theyskens cho thương hiệu này. Càng xem, người ta càng ngưỡng mộ và mê mẩn những kiệt tác của Theyskens, và cũng càng tiếc cho nhân tài không gặp may này.
imagebam.com

Nếu như chúng ta biết đến những đôi giày kiểu Armadillo siêu cao của Alexander McQueen thì không thể không biết đến đôi giày cao vời vợi nhưng không có gót của Nina Ricci do Theyskens thiết kế. BST thu đông 2009 mô phỏng một khung cảnh về thế giới tương lai, về dải ngân hà với hàng tỉ ngôi sao lấp lánh trên nền trời đêm, với những người mẫu tựa như chiến binh không gian. Ngoài đôi giày đặc biệt không gót, BST này gây ngạc nhiên bởi cấu trúc của trang phục, vừa mạnh mẽ với đường cắt sắc sảo, chi tiết vai nhọn kết hợp với những đường nét uốn lượn nên thơ trên những chiếc váy dạ hội.

imagebam.comimagebam.com

imagebam.comimagebam.com

imagebam.comimagebam.com

imagebam.com


Chẳng ai vui mừng khi Olivier Theyskens ra đi cả( trừ phe bán buôn thời trang), nhất là Anna Wintour. Ngay cả trong buổi trình diễn thu đông 2009, Anna vẫn không biết gì về vụ việc này, và bà đã thốt lên "Sao mấy người đối xử với tôi như vậy?" sau khi được tin xấu. "Tôi và những người thân cận của mình rất shock khi biết hợp đồng giữa Nina Ricci và Olivier Theyskens không được tiếp tục kí kết. Tôi thấy lo lắng vô cùng bởi nghành công nghiệp thời trang hiện nay đánh giá quá thấp giá trị quan trọng nhất mà nghành công nghiệp này cần có đó là óc sáng tạo và trí tưởng tượng."

Và một Theory đầy hứa hẹn

"Mất tích" một thời gian khá lâu, mùa xuân 2011, Olivier Theyskens trở lại với thương hiệu Theory. 
Một sự thật thú vị là chính Anna Wintour kéo Theyskens về New York, nơi mà hai yếu tố sàn diễn và trung tâm mua sắm kết hợp hài hòa. Chẳng cần phải nói chàng nghệ sĩ này là "đứa con nuôi" được Anna cưng chiều nhất. Và Theory ra đời, được thần dân New York mến mộ.
imagebam.comimagebam.com
Rochas và Nina Ricci đã cho Theyskens một kinh nghiệm để đời, để giờ đây một Theory khôn ngoan và khéo léo hơn. Có lẽ do hai lần trước, Theyskens chỉ là một tên làm công ăn lương cao cấp, anh vẫn không thoải mái là mấy trong sáng tạo. Nhưng lần này, Theory như phác họa lên con người Olivier Theyskens. Phải chăng đó là ảo giác hay tự kỉ ám thị, mà tôi lại có cảm giác như đang thấy Olivier Theyskens mỗi khi nhìn vào Theory. Tuy phần nào yếu tố gây bất ngờ và choáng ngộp bởi chất cầu kì của couture đã phần nào mai một, nhưng có lẽ đây là lúc góp gió thành bão, để một lúc nào đó Theyskens lại thỏa sức sáng tác nên những tác thẩm giàu chất thơ như những gì mà anh đã làm.
imagebam.com

imagebam.com

No comments:

Post a Comment