Sunday, March 16, 2014

Louis Vuitton women 2.0

(artwork by me)
Louis Vuitton x The Aether Project

Là một trong những show diễn cuối cùng khép lại Paris Fashion Week mùa thu đông 2014, show diễn của Louis Vuitton đáng được trông chờ nhất, và kết quả không gây thất vọng.

Vậy là cuối cùng chúng ta cũng lại được thấy Nicolas Ghesquiere trở lại với thời trang. Điều thực sự thú vị ở đây là anh từ bỏ Balenciaga và rồi sau đó đầu quân cho một trong số ít những nhãn hiệu lớn nhất thế giới, mà, thuộc tập đoàn đối thủ của Balenciaga, LVMH.

Louis Vuitton vốn dĩ là một hãng thời trang sản xuất rương, túi và những mặt hàng xa xỉ khác. Dẫn cho chặng đường 15 năm khởi đầu cho dòng quần áo của Marc Jacobs có rạng ngời bao nhiêu thì túi xách và những thứ không liên quan đến quần áo vẫn là thế mạnh của hãng này. Không phủ nhận tài năng sáng tạo của Marc Jacobs qua những công lao mà ông đóng góp cho Louis Vuitton, thế nhưng sự kết thúc của kỉ nguyên LV by Marc Jacobs đã chấm dứt, và thay vào đó, một người phụ nữ Louis Vuitton mới mẻ hơn, hiện đại và năng động hơn, người phụ nữ Louis Vuitton đời thứ hai.

Không quá khó để nhận ra đây là tác phẩm của Nicolas. Ngoài cái vẻ quen thuộc mà chúng ta hay nói rằng "Nó quá giống Balenciaga by NG" còn có thế mạnh trong chất liệu. Ngoài rất nhiều da, BST có loại vải tweed được dệt bằng những sợi len se từ lông cừu, vải được kết những miếng vảy, vải được thêu chỉ kim tuyến... tạo nên những texture rất thú vị.





Đó là những gì của riêng Nicolas. Vậy "quà ra mắt" của anh với Louis Vuitton là gì? Kết hợp với truyền thống làm rương lâu đời và họa tiết Monogram quen thuộc của LV, Nicolas mang đến những chiếc túi xách mang hình dáng của những chiếc rương. Ngoài ra còn có những món phụ kiện giày dép và túi xách khác hứa hẹn sẽ mang về một khoản lợi nhuận khổng lồ cho LV cũng như LVMH.





Nói về không khí buổi trình diễn, người ta không chỉ bị làm cho phấn khích bởi đây là sự kết hợp của hai cái tên lớn của làng thời trang mà còn bởi vì nhạc nền. Ca khúc nổi bật nhất show diễn là "Copycat" của Kelis và Skream. Giai điệu và lời lẽ của "Copycat" cứ văng vẳng đầy thách thức và châm biếm. Louis Vuitton là thương hiệu thời trang bị nhái nhiều nhất và Nicolas Ghesquiere là NTK được copy nhiều nhất. Nếu ai tò mò hoặc chưa biết thì các NTK "trẻ và tài năng" của New York như Alexander Wang, Altuzarra, Prabal Gurung... đều rất hâm mộ và thường xuyên học hỏi NG.

Khác với những gì mà Marc Jacobs đã làm ở Louis Vuitton những BST cuối, sự hoành tráng và choáng ngợp trên sân khấu lẫn trang phục làm cho người ta no mắt, nhưng hiếm khi thấy trong đời thường. Rõ ràng ở thời MJ, quần áo không phải là mặt hàng mang lại lợi nhuận chủ yếu. Mọi thứ sẽ thay đổi sau khi Nicolas đến. BST mang âm hưởng thập niên 60 mạnh mẽ không chỉ đơn giản, hiện đại mà còn mang tính ứng dụng cao.

Trong lúc đó, Hedi Slimane đang cải tổ thương hiệu thời trang couture lừng danh một thời của Pháp trở thành thương hiệu thời trang nhanh đậm chất LA ( mà theo tôi được biết doanh số bán hàng giảm một cách đáng thương) và Alexander Wang đang loay hoay tìm tiếng nói riêng của mình tại Balenciaga ( hoặc cũng có thể tiếng nói riêng của anh ta na ná NG).







No comments:

Post a Comment