Monday, July 29, 2013
Breaking the Ice-Vogue Paris and Balenciaga
Việc các NTK ban lệnh cấm cửa, liệt những biên tập viên thời trang cũng như phóng viên thời trang vào danh sách đen đã không còn là việc mới lạ. Dẫn đầu bảng thành tích có lẽ là Cathy Horyn khi bà liên tiếp bị các tên tuổi lớn của thời trang thế giới cấm xuất hiện tại show diễn của họ với lí do duy nhất: Bài phê bình không đúng với những gì họ mong đợi. Nhưng ít ra, đó cũng là một lí do rất rõ ràng cho động thái cấm vận của các hãng thời trang đối với các cây bút phê bình. Còn với cuộc chiến tranh lạnh của Balenciaga và Vogue Paris lại là một câu truyện bí ẩn.
Với thế giới thời trang và những công dân của thế giới đó thì Carine Roitfeld là một cái tên phải biết. Với một người có vị thế tầm cỡ như Carine thì lẽ ra các NTK rất muốn có sự có mặt của bà tại show diễn của mình, trừ Balenciaga. Người ta thấy Carine ở các show thời trang lớn từ NY cho đến Paris, nhưng bà lại vắng mặt tại show diễn của Balenciaga mùa thu đông năm 2010.
Kể từ đó về sau, không chỉ bị cấm ở các show diễn mà Balenciaga không thèm mua trang quảng cáo hay cho Vogue Paris mượn quần áo, và lí do thì không ai biết rõ, kể cả Carine. Có tin đồn cho rằng phía Vogue Paris đã gửi một mẫu trang phục của Balenciaga cho Max Mara. Những tưởng phản ứng của Carine sẽ là gay gắt, thế nhưng bà lại tỏ ra rất tiếc nuối và mong cho việc này không phải là mãi mãi. Nhưng mãi cho đến khi Emmanuelle Alt kế vị, tảng băng giữa Balenciaga và Vogue Paris vẫn sừng sững và lạnh buốt.
Nhưng trong số tháng 8 mới đây của Vogue Paris, một hình ảnh chụp một mẫu trong BST thu đông của Balenciaga xuất hiện như một dấu hiệu đáng mừng khi hai cái tên lớn của thời trang thế giới dường như đã làm lành với nhau. Nhưng theo quan điểm của tôi, nguyên nhân của sự cầu hòa này là bởi Nicolas Ghesquiere đã không còn ở Balenciaga, Alexander Wang chưa lấy được cảm tình của những ai đã là fan của Nicolas G. cũng như những định kiến về mình từ dư luận. Cùng với những thất bại trong chiến lược của PPR gần đây khiến cho tập đoàn này cũng như Balenciaga và Wang muốn lấy lại danh tiếng nên cuối cùng đã xóa bỏ lệnh cấm vận đối với Vogue Paris.
Ok, sao cũng được, bởi Balenciaga và Vogue Paris không còn hấp dẫn nữa kể từ khi Nicolas và Carine không còn ở đó.
Saturday, July 13, 2013
Lady Dior Grey-It's more than a fashion film
Tôi còn nhớ khi xem những hình ảnh quảng cáo của Dior Lady đăng trên tạp chí, tôi chả có tí gì làm thu hút, và từ đó tôi cũng không buồn bỏ ra một giây tìm xem phim ngắn về nó bởi tôi từng nghĩ suy cho cùng thì nó cũng chỉ là diễn xuất để tôn vinh chiếc túi xách mà thôi. Nếu như không được nói cho biết rằng những chi tiết của phim lôi cuốn như thế nào thì có lẽ đến giờ tôi vẫn có suy nghĩ của lúc trước.
Đó là một quán bar trình diễn ở London giống như những quán bar có showgirls nổi tiếng. Diva của đêm được "nhốt" trong một chiếc đồng hồ cát khổng lồ. Lượng cát trong đó vừa đủ để che những chỗ cần che nhưng vẫn làm cho người ta không thể rời mắt để nhìn thấy những phần nhạy cảm. Khán giả nín thở theo dõi từng đợt cát chảy xuống đáy của chiếc đồng hồ như chờ đợi một điều gì đó đầy hứng khởi. Cái khéo léo của showgirls đó là họ cởi, họ uốn éo thân mình để làm mê hoặc khán giả, bất kể quý ông hay quý bà mà không hề có một chút khiêu dâm trong đó. Diễn xuất của Marion Cotillard thật tuyệt vời! tôi tự hỏi liệu những cô gái làm nghề biểu diễn ngoài kia có thể diễn như vậy không. Tôi thấy những ánh mắt dõi theo từng bước đi uyển chuyển, điệu đà và chậm rãi của những vị khách một cách thèm khát. Câu nói "Đẹp có quyền" thật đáng ghét nhưng cũng thật đúng. Cô ta vờn giỡn với khán giả bằng ánh mắt, những cái va chạm rồi hớp hồn họ, làm cho họ cảm thấy hụt hẫng bởi sau những cử chỉ đó, cô lại quay đi và thực hiện lại với những người khác.
Ai nói khách hàng là thượng đế khi trong trường hợp này nàng Diva lại ban phát những cảm xúc cháy nồng cho họ. Tôi gần như có thể cảm nhận thấy cảm giác tiếc nuối và mất đi lí trí của người khách bị nàng nhử bằng chiếc chìa khóa phòng thay đồ. Nhưng cuối cùng nàng vẫn phải chọn một vị khách may mắn. Không biết nàng cố tình chọn người khách may mắn đó là một ông già ngồi xe lăn vì lí do gì? vì nàng thương hại hay vì nàng nghĩ ông già tàn tật này an toàn hơn cả so với lũ đàn ông xung quanh? Trong ánh mắt long lanh của vị khách già sáng lên niềm khao khát như những người đàn ông khác, nhưng mặt khác lại chứa đựng sự mặc cảm.
Tôi thích bộ phim thời trang này bởi nó không quá "gimmick" như những bộ phim ngắn của những hãng thời trang khác với nội dung thật khó hiểu. Từng sản phẩm xuất hiện trong bộ phim rất hợp lí, và chỉ vừa đủ để người xem biết rằng đó là ngôi sao của bộ phim. Cái điệu bộ của nàng Diva khi lục lọi trong chiếc túi Lady Dior xám một cái gì đó làm cho ta phải tò mò, và rồi thật bất ngờ, thứ cô ta tìm kiếm chính là chiếc chìa khóa phòng thay đồ với tấm thẻ có hoa văn đặc trưng của Dior được nhét trong khe ngực. Hay ngoài ra còn có bộ trang phục haute couture cũ của Galliano cũng hoàn toàn phù hợp.
Marion Cotillard xuất hiện trong bộ phim ngắn không chỉ với vai trò là một Diva của một câu lạc bộ người lớn mà cô giống như một người truyền cảm hứng, một thiên thần bị lạc trong nhân gian. Ở trong phòng thay đồ, cô cho vị khách may mắn uống rượu đựng trong chiếc lọ bọc da hoa văn Dior của mình, ôm lấy và vuốt ve đôi chân tàn tật như tiếp thêm sức mạnh cho người đàn ông có lẽ luôn mặc cảm.
Cũng trong buổi biểu diễn hôm đó, một người thợ sơn đằng sau cánh gà cũng nhìn ngắm cô. Tôi chợt nhớ câu nói của Diana Vreeland: "We needed an artist, they sent us a house-painter". Chàng trai trẻ này lại là cả hai. Chàng vẽ lại chân dung của vị thần vệ nữ của đêm như muốn giữ lại vẻ đẹp ấy mãi mãi bên mình. Thật may mắn khi nàng đã đến bên cạnh, chân thực và đẹp đẽ hơn bao giờ hết, dùng cây chì kẻ chân mày bọc da hoa văn Dior để vẽ nên những nét vẽ thật tự do, mạnh mẽ lên bức vẽ tỉ mỉ và rất "academic" của chàng trai trẻ.
Và rồi khoảnh khắc cao trào đã đến. Nàng rời khỏi câu lạc bộ trong đêm bỏ lại đằng sau là sự tiếc nuối của biết bao con tim hâm mộ. Và điều kì diệu đã xảy đến, người đàn ông dường như có một nguồn sức mạnh bất diệt chảy trong người, thôi thúc ông phải làm gì đó để níu kéo lại vẻ đẹp kia. Ông đã đứng dậy, quả là một phép màu phải không? Và rồi chàng họa sĩ trẻ cũng nuối tiếc, cảm xúc trong con người nghệ sĩ bùng nổ với sự điên cuồng với sơn tường. Chàng tạt sơn lên bức tường màu vàng, không ngại lấy hai bàn tay vẽ lên tường như thể đây là lần cuối cùng chàng có thể vẽ, để rồi bức chân dung nữ thần trong tim chàng hiện lên đẹp tuyệt trần và tràn đầy sức sống.
Vậy đấy, đó là tất cả những gì mà một bộ phim ngắn quảng cáo một dòng túi thời trang có thể làm trái tim tôi thổn thức mỗi khi xem. Dior Lady Shanghai có thể huyền bí, Dior Lady L.A có thể nổi loạn, vui tươi và diễn xuất của Marion thật xuất chúng, thế nhưng vẫn không đọng lại nhiều xúc cảm giống như Dior Lady London.
P/s: À! Một chi tiết thú vị khác đó là nam chánh của phim là Ian McKellen nổi tiếng với vai diễn Magneto trong series X-men nay lại ngồi xe lăn giống Dr Xavier.
Friday, July 12, 2013
Elle Romania July 2013-The real hot summer
Photographer: Gabi Hirit
Stylist: Dominica Margescu
Hair: Marco Minunno
Make-up: Giovanni Iovine
Model: Anca Tiribeja
I can't believe that Elle magazine could go this far: beating the most eroctic fashion magazine Vogue Paris to become the braves commercial fashion magazine. As far as i know the leader Vogue Paris has never had any 100% naked model(s) on the cover, then no surprised that i was shock at Elle Romania.
I guess this issue is about fall 2013 accesories. The girls wears nothing but luxury accesories on her body. I'm not sure about the location but i quite like that, very fresh, cool and summerish. I just wish they add less text on the cover, so it could be a perfect one.
Friday, July 5, 2013
Kenzo fall/winter 2013 ad campaign
When Humberto Leon and Carol Lim aprroached Kenzo, the brand became more youthful, playful and commercial. Although i don't appreciate their clothes, but i really like their fresh idea. For this fall season, Kenzo's ad campaign features Sean Opry and Japanese actress Rinko Kikuchi. Unlike what they shown on the runway in march was Tibetan theme, the ad campaign is fun colorful, somehow creative. But i think one( most) of them was inspired by a famous photograph in the past which i have no idea about the artist.
This one reminds me of an iconic notebook in the 90s in Vietnam-Mèo Dép
Wednesday, July 3, 2013
30s glamour, "Nude", and Armani
Là một trong những cái tên gạo cội trong số những tay lão làng ít ỏi còn sót lại của câu lạc bộ Haute Couture, Giorgio Armani luôn biết phải làm gì với những BST couture của mình. Phong độ vững chãi của Armani Prive không cần thiết được xây dựng bởi những sự thay đổi gây shock, mà nó vẫn luôn là sự duyên dáng, cao quý trong những chi tiết tinh tế và hoàn mĩ.
Lần này cũng không ngoại lệ. BST "Nude" của Giorgio Armani gợi nhớ về thời huy hoàng và lộng lẫy của vẻ đẹp minh tinh màn bạc Hollywood thập niên 30. Hình ảnh Marlene Dietrich như được tái sinh. Hãy tưởng tượng một cảnh phim mà ở đó là một bữa tiệc giáng sinh, hay một bữa tiệc chào năm mới với những ly champagne sủi bọt lấp lánh dưới chùm đèn pha lê màu vàng còn những vị khách không ai khác chính là những quý bà quý cô trong buổi trình diễn của Armani Prive. Khoan hãy nói đến sự đơn giản tinh tế, thứ vải lụa bóng như khối thủy ngân, những bông hoa điểm xuyết pha lê trên váy như góp những ánh sáng lung linh cho buổi tiệc. Ren và ruffles bồng bềnh như bông với chút điểm xuyết nhẹ nhàng của chiếc vòng cổ lông dường như là đỉnh cao của sự nữ tính, gợi cảm và thanh thoát.
Với thế mạnh, cũng chính là thắng lợi để đời làm nên tên tuổi của Armani là phá vỡ cấu trúc bảo thủ trong cắt may của châu Âu, những bộ trang phục công sở mặc ngày được hạn chế tối đa những đường rã bảo thủ nhưng vẫn rất tinh tế, thanh lịch và hiện đại. Nét đặc sắc khác ở BST này là Giorgio Armani làm cho những bộ pyjama trở nên thanh lịch, hợp thời trang nhất đến nỗi phù hợp ở những nơi công cộng lẫn trang trọng.
Dẫu cho đối tượng khách hàng mới của Haute Couture là ai, trẻ trung, hiện đại hơn, nhưng với vẻ đẹp duyên dáng và quý phái thì không một người phụ nữ nào lại không thích. Giống như Giorgio Armani nói về BST này:"BST này là để làm hài lòng mọi phụ nữ, không phải chỉ 5/10 người". Có lẽ đó không chỉ để nói về BST lần này mà là cho tất cả những BST mà Giorgio Armani đã và sẽ có thể làm được trong tương lai.
Tuesday, July 2, 2013
Haute Couture fall 2014-Day 1
Sau khi show diễn cuối cùng của tuần lễ thời trang nam giới kết thúc ở Paris, toàn thể những nhân vật của giới thời trang không vội về nước mà lại quay về khách sạn nghỉ ngơi và chuẩn bị cho một sự kiện thời trang quan trọng khác vào sáng hôm sau là Paris Haute Couture. Cùng chung cảm xúc háo hức, nhưng ngay sau khi xem những BST trình diễn, tôi lại có cảm giác "roller coaster".
Sau hai BST couture tại Dior, người ta thấy được sự tiến bộ của Raf Simons và trông chờ một BST mới gây ngạc nhiên hơn. Một số khác gay gắt hơn thì cho thêm một cơ hội nữa để thuyết phục họ. Và thật vậy, tất cả đều rất ngạc nhiên khi BST được trình diễn, nhưng đáng tiếc lại gây thất vọng.
Nếu so với hai BST trước đó thì BST lần này rất hỗn loạn và thiếu tính liên kết. Có quá nhiều thứ cùng xuất hiện cùng một lúc không phải là một vấn đề lớn khi một cách "tai nạn", chúng "gợi nhớ" về những NTK khác không phải Christian Dior. Haider Ackermann, Celine, Prada, Armani, Chalayan. Giải thích cho sự "đa dạng" này, Raf nói đây là sự tự do trong việc chọn lựa trang phục và xem thử cái gì sẽ diễn ra. Tôi nhớ lại một lời nhận xét cách đây không lâu về BST tốt nghiệp mini của tôi, đại khái nói rằng với một BST chỉ 5 mẫu như thế này thì ý tưởng quá rộng lớn của tôi khó có thể đặt vào vừa vặn , thậm chí chặt đứt sự liên kết của chúng. Cho nên dù cho BST của Dior lần này có thể lên tới vài chục mẫu vẫn không thể cân bằng ngần ấy văn hóa Đông, Tây, Phi vào trong đó.
Nhưng không hẳn BST này hoàn toàn vứt đi. Nét đặc trưng trong thiết kế của Raf Simons đó là sử dụng những chất liệu tân tiến. Ngoài loại vải organza bóng lưỡng như một khối chất lỏng, Raf rất thích sử dụng những chất liệu nhẹ chưa từng có hay trong một số mẫu thiết kế mà chất liệu dệt kim trong suốt. Những chiếc áo khoác lông và váy dạ hội có lẽ là những thiết kế ổn nhất BST. Còn lại thực sự gây bối rối và khó hiểu, thậm chí là ngờ vực.
Tuy nhiên, quyền phán quyết có hiệu lực nhất vẫn nằm ở khách hàng couture. Nếu tách từng thiết kế riêng biệt thì chúng không đến nỗi tệ, một số rất tuyệt. Hơn nữa không (chưa) một ai mua cả một BST couture cả, vì vậy ở một khía cạnh nào đó, BST này đáp ứng nhu cầu "độc bản" của couture.
Subscribe to:
Posts (Atom)