Wednesday, September 12, 2012

Fashion weeks and the golden tickets


Như các bạn đã biết bây giờ đang là thời điểm nhộn nhịp nhất của các kinh đô thời trang thế giới khi các tuần lễ thời trang đang cho mùa mới đang diễn ra. Sẵn dịp này, tôi xin huyên thuyên một vài chuyện xung quanh chủ đề nóng bỏng này.

Có lẽ ai cũng biết ngoài mục đích đến xem trang phục mới thì tuần lễ thời trang là một nơi show off của các fashionista và fake fashionista. Họ mong muốn mình được các nhiếp ảnh gia streetstyle chú ý tới, để rồi xuất hiện trên mục ăn mặc đẹp tại tuần lễ thời trang. Một số trong họ thì được xem show diễn, một số thì không, hoặc xem những show kém chất lượng hơn. Chìa khóa không nằm ngoài gì khác chính là tấm vé vào cửa.

Có một suy đoán mà tôi rất tin đó là giả sử các tên tuổi thời trang lừng lẫy như Dior, Gucci, hay Chanel... bán vé vào xem show, thậm chí bán với giá cắt cổ thì vẫn có người mua bởi ai cũng muốn lọt vô "cung điện" trình diễn, rồi chụp ảnh bằng ipad, iphone rồi sau đó upload lên facebook rằng hey! tôi đã ở show của họ.



Thế nhưng sự thật thì vé không được bán rộng rãi mà chỉ phát cho một số người. Họ là những biên tập viên thời trang, những người làm trong nghành thiết kế, khách hàng thân thiết, các nhà mua thời trang, phóng viên, và cuối cùng là hot bloggers. Có một mệnh đề cần phải chấp nhận đó là những người đó là fashionista, nhưng không phải fashionista nào cũng là họ. Chính vì vậy, mục đích của những tấm vé mời chính là sự phân chia và cách li thời trang đính thực và những thứ đội lốt thời trang. Bạn hãy tưởng tượng khi mình là một khách hàng thân thích của Dior, hiểu rõ và trân trọng những sản phẩm của Dior lại phải ngồi ngang hàng với một nhân vật lạ lẫm chỉ đọc Elle hay Marie Claire rồi phán về thời trang như một nhà phân tích đại tài, điều đó thật không thoải mái chút nào. Hay thậm chí những người được mời còn chẳng muốn ngồi ngang hàng với nhau nữa là.

Đôi điều về những chiếc vé. Người nào sở hữu được tấm vé mời đến tham dự show của một hãng thời trang danh tiếng thì có nghĩa là địa vị của họ được khẳng định, và tấm vé mời cũng chính là một hiện vật có giá trị tinh thần. Mỗi chiếc vé được thiết kế riêng cho mỗi BST của mỗi mùa, và tên khách mời được viết tay theo những kí tự cầu kì và đẹp mắt, điều đó thể hiện sự tôn trọng của bên chủ nhà với khách mời.


Sẵn đây tôi xin nói thêm chút nữa về NY fashion week. Ngày hôm qua tôi có xem một BST của Pierre Balmain, và tôi hoàn toàn thất vọng. Một thương hiệu có tiếng tăm của Pháp, dẫu cho chỉ là thương hiệu hậu sinh, và giành cho giới trẻ, nhưng có cần phải thực dụng và qua loa tàn bạo đến như vậy không?

Trung quốc đang là miếng mồi béo bở, là thị trường tiêu thụ hàng hiệu sôi động nhất hiện nay. Chính vì vậy mà các hãng thời trang, và cả tạp chí thi nhau lấy lòng đất nước này. Pierre Balmain không ngoại lệ. Show diễn xuân hè 2012 vừa rồi có toàn bộ người mẫu trình diễn là Trung quốc. Nhưng vấn đề chủ yếu là trang phục. Quá ư là qua loa, hời hợt nếu đem so với BST debut vừa rồi. Tôi nghĩ rằng liệu có phải có một đại gia Trung quốc nào đang thao túng thương hiệu này hay không? hay là toàn bộ quần áo sẽ được sản xuất tại trung quốc? Nhưng thôi kệ, chỉ là suy đoán. Cái chính là trang phục quá tầm thường với một cái tên uy tín như Pierre Balmain.




No comments:

Post a Comment