Friday, August 31, 2012

Supernatural

Từng giây, từng cảnh của đoạn video này đều thật đáng giá! Hãy xem ở chế độ HD, đẹp tuyệt vời!

Thursday, August 30, 2012

My top 10( or more) fall/winter 2012 ad campaigns






1. Givenchy

Photographer: Mert&Marcus
Models: Stella Tennant, Joan Small, Stef van der Laan, Daniel Braga, Simon Nobili, Scott Jarred, Rodrigo Braga

Bộ ảnh quảng cáo của Givenchy là sự hội tụ giữa nhiều yếu tố đối lập nhau, giữa high fashion và urban style, giữa tĩnh và động. Với cùng một trang phục nhưng với những góc chụp và cử động khác nhau của cơ thể như đang múa, những bức ảnh cho thấy được nhiều góc độ của trang phục, có thể nói chúng đã truyền đạt thông điệp tiếp thị lẫn nghệ thuật tốt nhất.




Friday, August 24, 2012

Model and Supermodel-Who are you?


Mặc dù khái niệm về một Siêu mẫu(Supermodel) là người mẫu có thu nhập cao, nổi danh toàn cầu, và có mặt ở cả hai lĩnh vực high-fashion và commercial fashion, nhưng liệu nó đã thực sự đúng khi xung quanh danh xưng Supermodel còn nhiều tranh cãi?Vì vậy, tôi xin được dùng danh từ "Người mẫu" kể từ giờ về sau cho an toàn.


Tôi xin lật lại hồ sơ vụ xỉ vả nhức nhối cách đây không lâu của Karl Lagerfeld. NTK của Chanel "tặng" cho người mẫu Heidi Klum những lời khá nhột:"Tôi không biết cô ta, Claudia Schiffer cũng không biết, cô ta chưa hề có mặt ở Paris, nên chúng tôi không biết đến sự tồn tại của cô ta." Karl đã thẳng thừng phán rằng Heidi Klum không phải là người mẫu của sàn diễn, rằng cô ta quá bự con và ngực quá bự, lại còn cười toe toét vô duyên, như vậy hoàn toàn là người mẫu thương mại( Commercial model). Cả Karl, Claudia và Heidi đều là người Đức, nhưng khi người ta gọi Heidi là siêu mẫu( dựa trên khái niệm đã nói) thì có vẻ ông lão Karl cảm thấy khó chịu. Chính vì vậy, lão vừa mỉa mai Heidi, vừa lôi Claudia vào so sánh. Với sự việc này, Heidi im lặng.
Đằng sau nụ cười này là gì?

Monday, August 20, 2012

Enchanted world recall


Chẳng nhớ từ bao giờ, nhưng rất lâu rồi tôi mới tìm thấy phép màu trên những trang tạp chí, theo đúng nghĩa đen. Màu sắc cổ tích tràn ngập, từ những tạp chí "mainstream" như Vogue, Elle cho đến những tạp chí chất lượng như i-D, LOVE, W... Sự thật thì cho dù trên trang ảnh có kèm danh sách trang phục và giá tiền thì bức ảnh vẫn không bị nhuốm màu thương mại.

Trước tiên, bộ ảnh kì thú nhất có lẽ là bộ ảnh Spell Bound của "phù thuỷ" của những shoot hình Steven Meisel. Mặc dù những bức ảnh bị chỉnh sửa khá nhiều, nhưng bù lại, câu truyện giấc mộng đêm hè của Steven kể vừa mơ mộng, thần tiên của những nàng tiên trong khu rừng phép thuật, nhưng cũng lại rùng rợn với những yêu tinh, và những nàng tiên "cannibal". Hơn nữa, vẻ mặt ngây thơ, vô tội của những người mẫu nhưng lại hành động không mấy bình thường của họ gợi lại cho tôi khá nhiều bộ phim kinh dị.

Spell Bound

Photographer: Steven Meisel
Styling: Edward Enningful
Models: Anniek Kortleve, Hanne Gaby, Ethan James, Mae Lepres, Meghan Collison, Peyton Knight, Yuri Pleskun, Aaron Vernon, and Rachel Trachenburg.

imagebam.comimagebam.com

Saturday, August 18, 2012

No matter what you say, it's art


Thật oan uổng cho Minimalism khi nó luôn bị đánh đồng với sự buồn tẻ. Nhưng tôi muốn khẳng định lại một lần nữa, khoảng cách giữa Tối giản hóa và Sự lười biếng trong thiết kế rất mong manh, nhưng không có nghĩa là Tối giản hóa tẻ nhạt hay chán ngắt. Giống như triết lí của Hussein Chalayan, sự tối giản hóa đòi hỏi sự hoàn mĩ và khéo léo từ những gì cơ bản nhất, còn hơn là những gì sáo rỗng được phủ lên trên nó một hoặc vô vàn những vỏ bọc hoa mĩ. Gắn liền với Futurism, Minimalism như một loại hình nghệ thuật hiện đại mà có lẽ khó thuyết phục hơn những giá trị mĩ thuật cũ kĩ, ví như baroque. Nhưng một khi bạn đã bị ngấm, nó cứ lởn vởn trong tâm trí bạn, làm cho trí tưởng tượng của bạn phải vận động, phải đào sâu, phải thâm nhập sâu hơn vào thế giới trừu tượng của nó. Tôi xin đơn cử một NTK tiêu biểu cho trường phái này, không ai khác đó là Monsieur Raf Simons.

Thursday, August 16, 2012

Wallpaper*-The handmade issue


Là một niềm vui hiếm hoi trong cuộc đời dạo gần đây, mặc dù kèm theo đó là cũng phải chi khá, tạp chí Wallpaper tháng 8 với chủ đề về thủ công làm tôi cực kì hứng thú. Đây là lần thứ 3 Wallpaper thực hiện chủ đề về handmade, và không ngoài mong đợi, nó thực sự thú vị.

Hãy bắt đầu với việc mổ xẻ issue đặc biệt này. Tôi bị lôi cuốn ngay từ lúc nhìn thấy cover lần đầu tiên: bàn tay mặc suit đáng yêu vô cùng! Đó là một thiết kế của Brioni dành riêng cho Wallpaper mà tôi sắp giới thiệu sau đây. Ngay cả từng trang báo cũng làm tôi mê mẩn. Cuốn tạp chí dày gần 200 trang, nhưng nhẹ bằng quyển tập, bởi gần 50% số trang được in trên loại giấy đặc biệt dày nhưng siêu nhẹ của Fedrigoni. Loại giấy này dường như không thấy một tạp chí nào sử dụng ngoài Wallpaper và Esquire UK trước tháng 5 năm ngoái. Bên cạnh những câu chuyện về những thiết kế thủ công, Wallpaper còn đính kèm một phần nhỏ sketchbook nguyên bản của những thiết kế đó. 

Saturday, August 11, 2012

Let's turn fashion left and right with Bowie


Trong những năm gần đây, người ta tôn vinh Lady Gaga như một style icon. Mặc dù cô ta có vay mượn hay sáng tạo ra những thứ điên rồ và tôi không thích những thứ đó, nhưng trong thời gian này, cô ta là đình đám nhất rồi. Nhưng khoảng 50 năm về trước, có một nhân vật mà sức ảnh hưởng của người đó tới thời trang còn mạnh mẽ tới bây giờ. Gaga sử dụng thời trang như trò đùa, và dùng trò đùa đó để thu hút sự chú ý. Người kia cũng vậy, nhưng tôi cảm nhận được sự đam mê nghệ thuật thực thụ. Còn Gaga, xin lỗi, tôi cảm thấy cô có vẻ chỉ a dua là chính.

"Shogun" Tisci


Sau khi Tisci tuyên bố sẽ cải tổ lại Givenchy couture, mang giá trị đích thực của "Couture" về lại, người ta có vẻ vô cùng hiếu kì, liệu hắn ta thực sự có khả năng đó, trở thành ngôi sao sáng nhất trên bầu trời Paris haute couture vốn đã ảm đạm và ngày càng xuống dốc; hay là chỉ là một tuyên bố gây shock? Thế nhưng ngay sau khi show diễn, thực ra là buổi ra mắt trang trọng vào tháng 7 năm ngoái, người ta mới thực sự có một cảm nhận (vô cùng)lạc quan hơn về Haute Couture nói chung, và Givenchy nói riêng.

Let Tisci show you what real Haute Couture is


Trước khi vào vấn đề chính, tôi sẽ kể cho các bạn 1 chuyện. Số là vài ngày trước tôi có tham quan trung tâm thương mại Vincom cùng với 1 người bạn. Ở đây tập trung rất nhiều nhãn hiệu lớn của thế giới như Versace, Jimmy Choo, Versus, Just Cavalli... cùng các nhãn hiệu khác cũng có tiếng tăm. Tuy nhiên có 1 cửa hàng làm tôi và bạn tôi băn khoăn và hơi bối rối một chút. Nếu ai đã từng đến Vincom, hay chưa tới thì hãy ghé qua Dieu Thanh haute couture. Đó là 1 nhãn hiệu VN mà tôi mới nghe lần đầu, chưa kể lại dán cả mác haute couture. Quá tò mò, tôi và bạn tôi đi vào. Và kết quả là haute couture mà chúng tôi thấy là những bộ đồ may công nghiệp, kiểu dáng bình thường, chất liệu bình thường mà có thể tìm được ở bất cứ khu chợ nào.
Quay trở lại với nội dung chính của bài viết, tôi muốn cho các bạn thấy Haute Couture chân chính là như thế nào. Mặc dù với vốn kiến thức có hạn và cách diễn đạt có phần lủng củng, nhưng tôi sẽ cố gắng trình bày một cách tốt nhất.

Above and Beyond the Moon


Nếu như có ai đặt ra câu hỏi rằng trong thời điểm hiện tại, ai là NTK lừng danh nhất thế giới, thì câu trả lời chính là Giorgio Armani. Giorgio Armani không chỉ đơn thuần là một NTK sở hữu nhiều thương hiệu nổi tiếng toàn cầu, mà còn là một doanh nhân rất thành đạt. Ông là NTK độc lập duy nhất trên thế giới sở hữu nhiều thương hiệu thời trang như Giorgio Armani, Emporio Armani, Armani Jeans, Armani Exchance và Armani Privé. Con số ước tính số tài sản của Armani là khoảng 7 tỉ dollar, một con số đáng ao ước của các doanh nhân nói chung và bất cứ một NTK nào nói chung. Điều gì tạo nên một Giorgio Armani như ngày hôm nay?

Close, then Open. Freezing, but Moving.

Không phô trương như Dolce&Gabbana, không màu mè như Dior, và cũng không gây shock như McQueen( dĩ nhiên là có, nhưng mang một sắc thái rất riêng), Hussein Chalayan là cái tên đáng gờm trên bản đồ thời trang thế giới. NTK gốc Thổ Nhĩ Kì này tạo tiếng vang bằng những khoảnh khắc cướp hơi thở của người xem bởi những tác phẩm nghệ thuật mang tính avant garde kết hợp giữa cái đẹp và công nghệ. Ông ta không chỉ xem việc thiết kế đơn thuần là may, rồi mặc cho người mẫu đi lại trên sàn diễn, mà hơn thế nữa, đó là một công trình nghiên cứu khoa học công nghệ nhưng vì mục đích nghệ thuật. Nói như vậy không có nghĩa là ông ta chỉ làm ra những thứ làm thỏa mãn thị giác, chỉ cho người mẫu mặc hay đại loại là không thực tế.

Thời gian gần đây, Chalayan tập trung nhiều hơn vào tính chất ứng dụng, nhưng vẫn mang linh hồn futurism trong đó. BST xuân hè 2011 và mới đây là thu đông là minh chứng cho điều đó. Lấy cảm hứng từ Nhật Bản, nhưng lại không hề có một chút gì đó dễ dàng nhận diện khi không làm bội thực bởi những Kimono, Obi. 

Just another day in the future, there's nothing calls Couture.


Lời sấm truyền Haute couture(HC) sẽ biến mất trong tương lai đã được dự báo từ rất lâu. Càng ngày, người ta càng thấy nghệ thuật chế tác hàng cao cấp này đang hấp hối. Nguyên nhân do đâu?

HC căn bản được hiểu là những trang phục váy áo được thực hiện bởi các nghệ nhân, tên tuổi lớn trong nghành thời trang thực hiện theo yêu cầu của những khách hàng đặc biệt. Bởi vì nó được thực hiện thủ công 100%, với nguyên liệu mắc tiền( trừ vài nghệ sĩ sử dụng rác thải), bởi những cái tên trứ danh cho nên giá cả của nó không hề rẻ.

Tuy nhiên, cũng được thực hiện bằng tay bởi những người thợ lành nghề, và những nguyên liệu khan hiếm, trang sức, thậm chí đồng ồ, điện thoại cũng được xem là HC. Tuy nhiên, tôi xin gộp chung những thứ mĩ miều đó lại thành xa xỉ phẩm( trang phục Ready to wear đắt tiền thì vẫn không được tính nhé, trong trường hợp này).

Hình vẽ chính là điểm nhấn và cũng là chi tiết mất thời gian nhất.

Do you miss Madrid so bad?

Đến hẹn lại lên, cứ đến khoảng tháng một, tháng hai hằng năm, châu Âu lại rục rịch chuẩn bị cho các show diễn chuẩn bị cho mùa thu đông của năm. Không như tuần lễ thời trang mùa xuân hè 2011 trước thì Madrid FW tổ chức gần như cùng lúc với Milan FW, gây sự mất tập trung cho cả hai bên thì mùa này, sau khi tuần lễ thời trang Paris kết thúc thì Madrid mới bắt đầu chiến dịch của mình.

Điểm qua vài nét chính ở Madrid FW fall 2011, sẽ vẫn là những màu sắc được ưa chuộng từ đầu năm nay như đỏ, xanh cobalt, vàng, cam...; Kẻ sọc vẫn xuất hiện. Tuy nhiên hai xu hướng này không duy trì mạnh mẽ như ở Milan và Paris. Thay vào đó, xám và đen lại là tông màu chủ đạo.

Thêm một bằng chứng rõ ràng cho xu hướng Minimalism đặc trưng của thập niên 60 sẽ trở lại mạnh mẽ vào mùa thu đông năm nay. Bên cạnh đó, những chiếc áo khoác lông xuất hiện ở hầu hết các show diễn ở Madrid FW lần này.

Adolfo Domínguez








Still standing, firmly.

Như chúng ta đã biết, hồi tháng 3 vừa rồi trận động đất và sóng thần đã tàn phá nặng nề Nhật Bản. Tuy nhiên, sự kiện thời trang thu đông 2011 vẫn diễn ra, nhưng chắc chắn vẫn chịu ảnh hưởng từ tai nạn quốc gia kia. Có thể thấy rõ nhiều nhãn hiệu đã quyết định chuyển hình thức giới thiệu BST từ show diễn sang buổi trưng bày, hoặc ảnh từ studio. Tuy nhiên việc đó không ảnh hưởng gì đến chất lượng của các BST bởi họ đã chuẩn bị cho sự kiện này từ năm ngoái.

Tokyo FW một lần nữa chứng minh vị trí của mình trên bản đồ thời trang thế giới. Không quá phụ thuộc vào các xu hướng của châu Âu, những NTK Nhật Bản luôn tạo được sự khác biệt của mình so với bạn bè bốn phương. Trong Ready-to-wear có một chút avant garde và ngược lại. Chúng ta sẽ luôn tìm thấy những điểm thú vị ở các BST tại Tokyo FW lần này.

AGURI SAGIMORI



A delightful Oriental


Không cần phải nói thêm về thị trường tiêu thụ hàng xa xỉ của ngày nay là châu Á nữa. Các thương hiệu như Prada, Roberto Cavalli, Salvatore Ferragamo... lần lượt theo dấu Louis Vuitton, Gucci, Christian Dior và Chanel khai thác khu vực này. Giorgio Armani cũng không ngoại lệ. Mục đích mang lại một Armani thân thiện với châu Á nói chung và trung quốc nói riêng, những BST gần đây của Armani đều lấy cảm hứng từ văn hóa phương Đông. Mới đây nhất là BSt Resort với cảm hứng từ vương triều Trung hoa với chi tiết cổ và nút cài kiểu tàu, tông màu của ngọc cẩm thạch, ngọc bích và đá lapis và các trang sức khác... nhưng cuối cùng thì đó cũng chỉ là về việc bán buôn. BST cao cấp thu đông lần này lại là về phương Đông, về Nhật Bản. Có lẽ không nằm ngoài mục đích "làm thân" với châu Á, mà hơn thế nữa là thể hiện một tấm chân tình sâu sắc của mình với đất nước mặt trời mọc của Armani. Được biết Armani đã ủng hộ cho quỹ học bổng của UNESCO nhằm hỗ trợ những nạn nhân sau vụ thảm họa sóng thần hồi tháng 3 vừa qua. Nhưng đó là nghĩa cử ngoài xã hội, còn show diễn này lại mang tính cá nhân hơn.

BST được kết hợp khéo léo và tài tình giữa những nét đặc trưng của văn hóa Nhật Bản và thời trang Âu châu. Trên những bộ suit với áo veston với cổ áo cách điệu từ áo kimono, vai áo nhọn giống áo của Samurai, và thắt lưng được thiết kế dựa trên thắt lưng obi, hay những chiếc váy cho dạ yến với phần eo được thêm thắt chi tiết giống với chiếc nơ trên thắt lưng obi phía sau bộ kimono... Không chỉ có thế, được in trên những thước vải lụa đắt tiền kia là những bức tranh hoa lá đặc trưng trên tranh cổ Nhật Bản, và họa tiết rẻ quạt. Nhưng không thể không nhắc tới những chiếc headpieces lấy cảm hứng từ nghệ thuật origami của Philip Treacy tài ba. Bên cạnh đó phụ kiện cũng khá nổi bật như chiếc ví xách ta được kết những chuỗi cườm giống như những chùm bông wisteria đang rũ xuống hay ví cầm tay với chi tiết khóa hình con hạc được khảm đá quý.

P/s:Mặc dù đây là BST thu đông, nhưng với những gì chúng ta thấy thì có lẽ cho mùa xuân hè có vẻ thuyết phục hơn.

Perfection of White

Đây có lẽ là lần đầu tiên chúng ta được thấy một Givenchy lãng mạn, tinh khiết và tươi sáng dưới bàn tay của Riccardo Tisci vốn dĩ đã được biết đến với sự huyền bí, tối tăm của gothic và đầy tính khiêu khích. Cũng như hai BST trước, không được giới thiệu kiểu show diễn thông thường với 10 mẫu váy, chỉ bằng 1/4 với tiêu chuẩn của Haute couture. Không như hai lần trước được chụp hình trong phòng, lần này địa điểm được chọn là bên bờ sông Seine thơ mộng. Có thể nói gì đây, thiên thần hạ giới chăng khi BST cao cấp thu đông 2011 hoàn toàn màu trắng, trừ một mẫu mang ánh vàng.

Phải nói rằng BST này không khác với hai BST trước là bao, cũng motif kiểu váy đó, với chi tiết thêu và đính cườm và lông đà điểu đó. Thú thật là tôi cảm thấy khá thất vọng khi mới xem qua vài lần đầu. Thế nhưng khi xem ảnh chất lượng cao của từng mẫu váy, tôi đã bị hạ knocked out ngay sau đó. Không có gì là sai trái khi gọi đây là haute couture chánh tông cả! Tất cả là về chi tiết. Tisci chăm chút tỉ mỉ từng chi tiết nhỏ nhất, dễ dàng thấy trên phần top của váy được đính ngọc trai, ren và lông đà điểu. Việc đính những thứ đó lên vải tulle đã là khó, thế như làm cho nó cân xứng một cách hoàn hảo lại khó hơn. 

Thursday, August 9, 2012

Daphne Guinness-A super Villain or a Goddes in Couture?


Trong những ngày tuần lễ thời trang cao cấp diễn ra ở Paris, kinh đô ánh sáng nhộn nhịp và đầy mê hoặc hơn hẳn, bởi lẽ không chỉ tấp nập trên đường những con người ăn mặc sành điệu, đẹp đẽ như người mẫu hàng đầu, ca sĩ, diễn viên hạng A, biên tập viên thời trang hàng đầu, hot bloggers, fashionistas... Mục đích chính của Paris Haute Couture không chỉ để tôn vinh nghệ thuật nói chung và thời trang nói riêng, mà còn phục vụ riêng cho một số người. Họ, không ai khác chính là khách hàng của Haute Couture. Trên thế giới hiện nay chỉ có khoảng hơn 200 người phụ nữ có đủ khả năng tậu cho mình những bộ váy áo, trang sức đắt tiền và độc nhất từ sự kiện thời trang này. Đa số danh tánh của họ không được phổ biến rộng rãi, nhưng có những người một khi đã được biết đến thì hẳn là không phải là một quý bà có của bình thường. Tôi đang muốn nói tới Daphne Guiness. Không phải có tiền thì mặc đồ haute couture đã đẹp. Người phụ nữ này không chỉ có một gia cảnh quý tộc, mà bản thân cô ta đã toát ra vẻ sang trọng và kiêu kì. Không những thế, cô ta lại rất am hiểu về haute couture. Hãy nói rằng Haute couture xứng đáng với Daphne.

Tribute to John Galliano I: When you believe


Không biết các bạn như thế nào, chứ tôi thấy John Galliano giống như một anh hùng hơn là một kẻ tội đồ. Phân tích vụ việc rò rỉ video bôi bác John một tí nhé. Chúng ta làm việc đó hằng ngày, tôi muốn nói tới việc phỉ báng, chửi rủa và thóa mạ. John Galliano cũng giống như chúng ta, với chút men say, và vô tình nói ra những thứ không đáng để bị phổ biến rộng rãi. Xui xẻo thay, một đoạn video ngắn thôi cũng đã đá y từ đỉnh cao xuống ngang hàng với lũ tội phạm. Theo phán đoán chủ quan, tôi nghĩ đây giống như một vụ đâm sau lưng nhằm loại bỏ một ai đó, ai mà biết được. Và ông trời "phù hộ" cho những người thực hiện âm mưu này.

Phải nói rằng những thiết kế của John cho Dior và cả John Galliano những mùa gần đây rất là chán. Có lúc tôi nghĩ rằng thằng cha này hết ý tưởng rồi. Nhưng mới ngày hôm qua, vô tình xem lại một BST cũ của y, rồi như có một ma lực sai khiến tôi phải xem tiếp những BST khác. Đã từng có một John Galliano nổi loạn, ngông cuồng nhưng lại rất được lòng. Chúng ta đã được thấy show diễn của Dior và cả John Galliano có những khoảnh khắc khó quên như thế nào. Để tưởng niệm John Galliano và những tác phẩm của mình, tôi xin được mở đầu bằng một BST ready to wear của John trình diễn vào mùa thu năm 2005.

Tribute to John Galliano I: Perfect Asian translator


Nguồn cảm hứng từ các nền văn minh luôn được các NTK ưa chuộng, nhưng văn hóa Á đông lại được khai thác nhiều nhất. Bản thân tôi rất dễ bị cuốn hút bởi những thiết kế dựa trên trang phục cổ truyền của châu Á, nhất là Nhật Bản. Với tôi, trên thế giới có hai người truyền tải kho báu đó tuyệt vời nhất là Alexander McQueen và John Galliano. Không ít lần chúng ta thấy John vận dụng văn hóa Á đông vào các BST do mình thiết kế. Có thể ví John như một thông dịch viên giữa Đông và Tây.

Đầu tiên phải kể đến BST cao cấp cho nhà Dior mùa xuân hè 2003. Show diễn mang không khí của những lễ hội mùa xuân rực rỡ sắc màu của Nhật Bản, Trung quốc và có cả một chút cảm giác về một gánh xiếc phương tây. Người ta cảm nhận được không khí nhộn nhịp và ấm cúng của Á đông ngay từ ban đầu. Sân khấu được thắp sáng bởi những hàng đèn tròn màu đỏ, giống như lồng đèn. Tiếp đến là màn phô diễn võ thuật của các võ sư người tàu như đang mở đường cho một cuộc diễu hành.

Thật vậy, một cuộc diễu hành của sự giao hoan giữa đông và tây. Vào thời điểm này, trang phục couture của Dior do John thiết kế trông thật cồng kềnh, khó di chuyển, thậm chí có thể tưởng tượng được khi mặc những bộ đồ đó người ta sẽ nóng và khó thở như thế nào. Dĩ nhiên là BST sẽ có Kimono, vải lụa thêu chỉ vàng... nhưng ở đây lại là những bộ kimono rộng thùng thình được quấn, xếp, độn những dải lụa tạo khối. Không những vậy chồng lên đó là những khối vải voan và nón vành khổng lồ kết từ lông đà điểu. BST không chỉ mang nét Á đông ở kimono, lụa, họa tiết in... mà còn mang nét Âu ở kiểu váy nữ hoàng Victoria và chi tiết ruffle ở cổ giống những tên hề.



Tribute to John Galliano III: The definition of a Queen


Nếu để tạo ra một cái nhìn toàn diện về vẻ đẹp vương giả thì John Galliano có thừa khả năng làm điều đó, theo cách ngoan hiền và nổi loạn. Show thời trang cao cấp mùa xuân hè 2004 tái hiện lại hình ảnh một vương triều Ai Cập cổ đại với các Pharaoh, nữ hoàng Cleopatra, Nerfetiti... và những vị thần và xác ướp. Show diễn quả thực giống như một bữa ăn thị giác thịnh soạn khi khán giả không ngừng ngạc nhiên và lặng đi theo từng cử động của người mẫu.

Như đã nói lần trước, đã có một Christian Dior couture khó mặc tồn tại trong quá khứ, và đây không là ngoại lệ. John không chỉ làm khó cho các người mẫu bằng những đôi giầy cao gót cực kì cao, váy bó chặt ở phần đầu gối, eo bị thít chặt, hay chồng lên đó hàng chục kí vải, mà lần này, những người mẫu giống như gặp phải một thử thách cực kì khó trong sự nghiệp của mình. Họ phải đeo trên mình ngoài lớp trang điểm thật dày ra, thì nào là trang sức, mũ miện nặng nề. Không chỉ dừng lại ở đó, họ còn phải đeo những chiếc mặt nạ hình các vị thần Ai Cập nặng nề, kín hết đầu. Tôi nhớ lại một câu thoại trong bộ phim "Memoirs of a Geisha" là " Vẻ đẹp đi liền với nỗi đau". Trường hợp này có vẻ đúng, mặc dù đẹp theo một cách bất thường.

Tribute to John Galliano IV: the Renaissance


Nguồn cảm hứng sáng tạo của John Galliano không chỉ đến từ những nền văn hóa xa xôi, thơ ca, hội họa mà còn đến từ lịch sử và chiến tranh. Chúng ta được biết thời kì phục hưng ở Châu Âu từ thế kỉ 14 đến thế kỉ 17 là giai đoạn hưng thịnh nhất về nghệ thuật, và cũng tồn tại nhiều cuộc chiến tranh lớn trong lịch sử. Galliano đã tái hiện lại một không gian và thời gian của một châu Âu thời kì phục hưng với bối cảnh một vương triều nước Pháp cùng với nghệ thuật thời bấy giờ. 

Tribute to John Galliano V: Bloody Cross


Trong những BST gần đây, chúng ta thấy một John Galliano thận trọng, dè dặt để tạo ra những thứ được lòng khách hàng, nhưng đã có lúc những sáng tạo của John gây ra một luồng dư luận trái chiều và nhiều tranh cãi. Ít ai dám lấy đề tài thời sự, chính trị, tôn giáo và chiến tranh để sáng tác vì những đề tài nhạy cảm đó rất dễ gây mích lòng. Vượt qua những áp lực đó, John như đã tham gia vào một ván bài mạo hiểm bởi thứ nhất, Christian Dior không phải của y để có thể muốn làm gì thì làm. Thứ hai, như tôi đã nói, có thể BST sau đây sẽ vùi dập tên tuổi của ông xuống.

BST lấy cảm hứng từ cột mốc lịch sử quan trọng đối với cả nước Pháp và Châu Âu, đó là cuộc cách mạng Pháp năm 1789 khi chế độ quân chủ chuyên chế và giáo hội công giáo Roma tại Pháp bị lật đổ bởi lực lượng dân chủ và cộng hòa. Cuộc cách mạng có thể ví như quả bóng bị căng hơi và nổ tung, khi sự bất đồng và thù oán giữa giai cấp vô sản với tư sản và tôn giáo đạt đến cực điểm. John Galliano đã thả mình bay theo dòng chảy sáng tạo, bất chấp hậu quả của nó để tạo ra BST cao cấp xuân hè 2006 cho Dior. 

Back to the Future


Thập niên 60 được biết đến với phong cách thời trang tối giản và mang hơi thở của chủ nghĩa vị lai. Những cái tên nổi trội được nhắc tới đó là Paco Rabanne, Pierre Cardin, Christobal Balenciaga và sau này có Thierry Mugler. Những trang phục kiểu futurism với đặc tính khó mặc bởi không chỉ chất liệu được sử dụng vô cùng bất tiện mà còn kiểu dáng bất thường, tuy nhiên lại mang hiệu quả thị giác rất cao. Ngày hôm nay, họ sẽ tạo ra cái mà họ nghĩ trong tương lai các thế hệ sau sẽ mặc, và trong tương lai, chúng ta vẫn tìm tòi và khai thác về cái gọi là tương lai trong quá khứ.

Pierre Cardin bán thương hiệu và sắp "yên nghỉ", Thierry Mugler không còn thiết kế, Christobal và Paco Rabanne đã mất nhưng thế hệ sau này đang cố gắng duy trì những cái tên đó là Nicolas Ghesquiere, Nicola Formichetti và Manish Arora. Tôi xin được nói về Manish với BST đầu tiên của mình cho Paco Rabanne.

Gothic mermaid

Khi John Galliano còn chưa bị đuổi thì Christian Dior là thương hiệu rất đáng tự hào của LVMH, không chỉ bởi doanh số bán hàng tăng vụt, mà còn bởi các BST cuốn hút. Cũng không thể bỏ qua Olivier Theysken hồi còn ở Nina Ricci. Nhưng kể từ khi John ra đi, Christian Dior như một sự thất vọng đang tìm kiếm lối thoát thì Givenchy đã trở thành người hùng. Không phải chỉ khi Dior mất giá thì Givenchy mới có chỗ đứng bởi từ khi Riccardo Tisci đem Haute Couture chính hiệu trở lại thì đó đã là một chiến công.

Riccardo Tisci được ví như một kị sĩ bóng đêm nổi tiếng với phong cách gothic đen tối và u ám. Show diễn xuân hè 2012 của Givenchy mang một làn gió trong lành, nhẹ nhàng của mùa xuân với gam màu nude, hồng phấn và trắng nhưng vẫn không thể thiếu sắc đen gothic. NTK cho biết BST lần này truyền tải sự tinh khiết, từ tốn nhưng vẫn tràn đầy năng lượng và thể hiện một Tisci cũng rất lãng mạn. Có thể chúng ta không biết, Riccardo Tisci được sinh ra và lớn lên ở Taranto, Italy, nơi nổi tiếng với những câu chuyện thần thoại về biển cả và nàng tiên cá. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới các BST của Givenchy, nổi tiếng là BST cao cấp xuân hè 2007 và mới đây nhất là BST RTW xuân hè 2012. 

Oceanic universe


Tuần lễ thời trang Milan xuân hè 2012 sắp kế thúc, nhưng có vẻ như rất mờ nhạt, mãi cho đến khi được xem BST của Versace. Thực ra, Versace không phải là show diễn mà tôi tò mò bởi sau vài BST nhạt nhoà gần đây thì sự mến mộ giành cho Versace có phần giảm sút, hơn nữa một loạt show diễn không mấy nổi bật vừa qua ở Milan lại càng thất vọng hơn. Nhưng quả thật, Versace xuân hè 2012 chính là show diễn nổi trội nhất, không phải là "best of the worst" nữa, "Best of the best", tôi không đắn đo khi nói ra điều đó khi mà thậm chí tuần lễ thời trang Milan còn chưa kết thúc.

Về tổng thể, có thể thấy được cô gái Versace trẻ trung hơn, sành điệu hơn, tuy độ sexy và hư hỏng không bằng ngày trước. Có ý kiến cho rằng BST này chỉ ổn mà thôi, chỉ có váy ngắn, ôm vừa thân người, phô ra đường cong đáng giá, và chỉ đến thế thôi. Nhưng tôi lại không nghĩ Donatella đang thận trọng, hoặc nếu có, thà bà ấy cứ an toàn và thận trọng như thế này, còn hơn là mang tính sáng tạo nhưng hậu quả khó lường.

Show diễn hoàn toàn đem lại một không khí và hương vị mùa hè rõ ràng. Bằng những thước phim, những hình ảnh về mùa hè vùng Địa Trung Hải, tôi như đang được tắm nắng dưới bầu trời vùng Sicily, tận hưởng làn gió mát từ vùng biển xanh biếc của Hy Lạp, mặc dù thật ra tôi chưa bước chân ra khỏi đất Đông Dương này :) Chủ đề của BST này rõ ràng là về biển, với những hình ảnh rạng san hô, sao biển, cá ngựa, vỏ sò... in trên quần áo. BST như là sự gặp gỡ, phối hợp giữa một Versace cũ bởi Gianni với những motif in trên khăn lụa, những đường xẻ sexy nhưng xa xỉ, đắt giá và một Versace mới của Donatella có phần trẻ trung, nhu mì hơn.

Tuy nhiên BST vẫn còn nhiều chi tiết nhỏ gây thất vọng, theo ý kiến chủ quan. Chúng ta đều biết Versace vừa hợp tác với H&M. Điều này vô tình làm giá trị của Versace bị giảm xuống, bởi một thương hiệu độc lập vốn được xem là xa xỉ bậc nhất với một chiếc váy cũng đã ngàn đô, nay lại hợp tác với một hãng thời trang bình dân, có nghĩa là chỉ với vài trăm dollar, bạn đã có thể mặc váy do Donatella Versace thiết kế, và những người mặc váy ngàn đô do Donatella thì không thích điều này. Đồng ý rằng chi tiết đinh tán vàng rất đẹp, nhưng quá giống với BST cho H&M, điều này có phần hơi khó xử. Kế đến là đôi giày với thiết kế hình con cá ngựa rất đẹp, nhưng đế giày lại giống giày hooker rẻ tiền mà chỉ có gái đứng đường mới đeo. Hơn nữa, đôi giày này làm cho những người mẫu đi lại rất khó khăn, không thể phô diễn hết được vẻ đẹp của trang phục, thậm chí có một người mẫu đã ngã nhào. Và một điểm đáng thất vọng khác là khâu chọn người mẫu. Đồng ý rằng chúng ta cần phải hợp thời, nhưng đâu phải những người mẫu biết cách trình diễn như Vlada, Snejana, Isabeli... đã nghỉ hưu đâu, trong khi một trong những đặc trưng của Versace lại là những người mẫu có gương mặt thiên thần, thân hình và dáng đi của quỷ dữ.

Nhưng tóm lại, show diễn này rất tuyệt vời, bởi đây là lần đầu tiên trong vòng 2 năm trở lại đây, Versace lại làm cho tôi hứng thú như thế này, và tôi tin bạn cũng vậy ;)


Video: 

Plato's Atlantis chapter II


Trong khi hầu như các NTK ở khắp nơi tập trung khai thác hoa cỏ làm chủ đề cho BST xuân hè thì có một bộ phận lại chọn biển cả là nơi để hướng về như. Chúng ta là những sinh vật sống trên bờ, và đối với chúng ta, thế giới dưới nước vẫn còn là một điều bí ẩn, một thế giới lạ lẫm. Một lần nữa, ta lại được đến với vùng đất Atlantis bị lãng quên, chốn thuỷ cung ở phía tối tăm nhất qua show diễn của Alexander McQưeen.

Kể từ khi Sarah Burton tiếp bước McQueen, chúng ta chỉ thấy cô ta làm việc ở mức độ an toàn. Ấn tượng đầu tiên của BST này là nhàm chán, lặp lại và vô vị bởi chỉ trong khoảng 10 mẫu đầu gần như giống hoàn toàn với những mẫu váy của mùa trước. Nhưng càng về sau, chúng ta lại càng thấy hứng thú hơn với chi tiết trên váy, cách xử lí chất liệu và phụ kiện. Ở đó có váy chiffon được tạo hiệu ứng lượn sóng, chất liệu vải trông giống như những con sứa được sử dụng trên váy và miếng trùm đầu. Ngoài ra cũng phải nói đến tay nghề của đội ngũ thực hiện BST rất cao có thể thấy qua chi tiết đính cườm, ngọc trai và san hô dày đặc trên nền vải mỏng và trong suốt nhưng vẫn không bị trùng xuống mà vẫn ôm vào thân người, đặc biệt là chiếc váy được đính bằng những mảnh vỏ trai màu trắng theo motif đính lông vũ.

Nhưng cũng chỉ tới đó, Sarah tạo ra vẻ đẹp quá hiền hoà và nhu mì mặc dù có thể thấy BST này có một chút cố gắng đem đến khía cạnh đen tối trong McQueen. McQueen từng nói:"Giống như hầu hết các nghệ sĩ, tôi tìm thấy vẻ đẹp trong sự lố bịch, kệch cỡm. Tôi buộc người ta phải nhìn vào chúng". Chúng ta có thể hiểu được phần nào gánh nặng đặt lên đôi vai của Sarah khi phải chịu trách nhiệm kế thừa Alexander McQueen. Không phủ nhận rằng những sáng tạo của bà rất đẹp, rất duyên dáng, nhưng nếu mạo hiểm hơn thì cũng chẳng hại ai.





Where will we belong to after death?


Chúng ta có thể nói các BST của Rick Owens mùa này qua mùa khác hầu như không thay đổi và nhàm chán. Nhưng theo tôi thấy chúng còn thú vị hơn những Louis Vuitton, Chanel hay Gucci. Những trang phục trông rất đơn giản, giống như người mẫu được gói lại bằng một tấm vải lớn, cả BST và không khí của show diễn mang đến một không khí của thần thánh và tôn giáo, và một cái gì đó rất riêng, rất "Rick Owens", và là thứ gì đó nguyên bản.

Flashback to the 80s


2012-Năm của Versace, mới mà cũ, với ánh hào quang của thập niên 80, thời hoàng kim của vương triều Versace. Với những thắng lợi gần đây như tái sinh Versus và sắp tới là Versace Atelier, khai sinh dòng thời trang cho trẻ em, cộng tác với H&M để cho ra mắt đến hai BST, Versace đã sẵn sàng trở lại một cách mạnh mẽ. Mặc dù sự trở lại lần này nhờ vả không nhỏ những thành tựu và chút bụi vàng của quá khứ, nhưng không hề gì, mọi người đều yêu mến Versace. Không phải đắn đo khi nói Versace của năm 2012 là Versace hoài cổ, là Versace của những năm 80 khi Gianni Versace còn sống và "trị vì". Đầu tiên là BST nam giới mùa xuân hè 2012 với những họa tiết in baroque, quần baggy, áo chemise rộng hở ngực, màu sắc pop art và rồi sau đó là BST giành cho nữ với những họa tiết in trên khăn lụa nổi tiếng của Versace nhưng không thể không nói tới những trang phục với chi chít đinh tán mà chúng ta còn được thấy ở BST của Versace cho H&M.

Snake charm


Thế giới tự nhiên luôn là nguồn cảm hứng vô tận đối với những nhà thiết kế. Với BST xuân hè lần này, Giorgio Armani tìm thấy vẻ đẹp mê hoặc của loài rắn. Mở màn show diễn trông có vẻ rất chán với những bộ suit với kĩ thuật cắt may bậc thầy như thường lệ. Thế nhưng càng về sau, BST càng trở nên thú vị hơn với những mẫu in da rắn rất lôi cuốn, quả không sai khi nói vẻ đẹp của loài rắn đầy đam mê và cám dỗ. Những mẫu in trên váy mô phỏng mùa sinh sản của loài rắn khi mùa hè đến, hàng trăm con quấn lấy nhau. BST không chỉ ăn điểm nhờ những mẫu in sống động, mà còn ở nhiều yếu tố khác, tạo nên một bức tranh hoàn hảo. Về màu sắc, Armani chọn gam màu xanh rất tươi trên nền chất liệu bóng và trơn, loại vải mà Armani chỉ sử dụng cho các BST cao cấp của mình. Tiếp đến là kĩ thuật cắt may và tạo khối rất tinh xảo. Những bộ suit và váy với rất ít đường cắt may với những mẫu rập đầy sáng tạo ang lại cảm giác hoàn hảo và trơn chu. Cũng không thể bỏ qua sự tinh xảo trên những chi tiết trang trí mô phỏng làn da của loài rắn.